Ngày 5/12/1952, một màn sương mù bao phủ toàn London, khời đầu của thảm họa ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất lịch sử Anh, khiến 12.000 người thiệt mạng. Hơn 60 năm sau, giới khoa học mới tìm ra lý do.

kvj8zrwbuvzabl8wfrm1Sương mù 'sát thủ' bao phủ kín London, khiến hàng nghìn người chết vào năm 1952. Ảnh: Texas A&M

Theo Gizmodo, ban đầu, người dân London dường như ít chú ý tới màn sương mù bao phủ xung quanh thành phố bởi thông thường hiện tượng này vẫn xảy ra. Nhưng điều đáng ngại là vào cuối buổi chiều, trời ngả màu vàng nhạt và có mùi trứng thối. Ngày hôm sau, không khí có màu giống món súp đậu và nồng nặc mùi rác hôi. Tầm nhìn giảm xuống ngày càng trầm trọng và gây khó thở cho người dân khi di chuyển ngoài đường. Người ta bắt đầu lo lắng.

Hiện tượng "Màn sương khổng lồ" đã diễn ra trong 5 ngày và chỉ kết thúc hôm 9/12. Theo số liệu, 150.000 người đã phải nhập viện. Các chuyên gia ước tính, 12.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã thiệt mạng do tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Khi đó, người ta cho rằng than là tác nhân tạo ra “Màn sương khổng lồ” ở London. Nhưng nguyên nhân chính xác của thảm họa khiến hàng chục nghìn người tử vong còn là điều bí ẩn suốt nhiều thập kỷ.

Gần đây, 60 năm sau thảm họa, dựa trên kết quả thí nghiệm và đo chất lượng không khí ở hai thành phố ô nhiễm không khí bậc nhất Trung Quốc là Tây An và Bắc Kinh, nhóm nghiên cứu do giáo sư Renyi Zhang thuộc Đại học Texas A & M dẫn đầu đã đưa ra lời giải hợp lý cho hiện tượng sương mù chết người ở London. Theo nhóm nghiên cứu, các hạt axit sulfuric kết hợp sương mù tự nhiên bao phủ toàn thành phố.

"Sulfate là thành phần chính của sương mù, và các hạt axit sulfuric hình thành từ sulfur dioxide thải ra trong quá trình đốt cháy than đá phục vụ sinh hoạt và nhà máy điện. Nhưng chúng tôi vẫn chưa rõ cách sulfur dioxide chuyển hóa thành axit sulfuric", Zhang nói.

Một trong những điểm nổi bật của hiện tượng "Màn sương khổng lồ" ở London là sunfat, các hạt không chỉ tạo ra màu sắc và mùi khó chịu mà còn độc hại với con người. Trong nghiên cứu của mình, Zhang và cộng sự đã chứng minh trong điều kiện sương mù tự hiên, sulfate sẽ tăng dần trong giọt nước do tương tác hóa học giữa sulfur dioxide và nitrogen dioxide. Sulfur dioxide và nitrogen dioxide đều thải ra từ ống khói than và ở mức độ thấp hơn là từ các ống xả ở xe hơi.

"Mọi người biết rằng sulfate là thành phần chính của sương mù và các hạt axit sulfuric được hình thành từ lưu huỳnh dioxide sinh ra do hoạt động đốt than. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy quá trình này được thúc đẩy bởi nitơ dioxide, một phụ phẩm khác của hoạt động đốt cháy than đá trong sương mù tự nhiên. Quá trình chuyển từ sulfur dioxide sang sulfate cũng tạo ra hạt axit. Sương mù tự nhiên chứa các hạt lớn kích thước vài chục micromet và axit được hòa tan hiệu quả. Khi bốc hơi, các hạt này để lại những hạt sương mù axit nhỏ hơn bao phủ thành phố", Zhang giải thích.

Nghiên cứu cho thấy phản ứng hóa học tương tự cũng gây ra hiện tượng sương mù dày đặc ở Bắc Kinh và Tây An, dù trong các thành phố này, hóa chất nông nghiệp như amoniac cũng có thể là nguyên nhân.

Kết quả nghiên cứu của nhóm được công bố hồi đầu tháng 11 trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top