Trong khi Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới về tiết kiệm với 47,4% GDP, Quatar đứng vị trí thứ nhất trong năm thứ 6 với tổng tiết kiệm quốc gia đạt 51,4% GDP.
+10
10. Algeria: Tổng tiết kiệm quốc gia đạt 31,4% GDP. Xuất khẩu khí hydrocarbon đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước này, giúp ổn định kinh tế vĩ mô cũng như xây dựng dự trữ ngoại hối. Algeria cũng là quốc gia giàu trữ lượng khí đốt cũng như có mức nợ nước ngoài thấp. Ảnh: IC.
+10
9. Indonesia: Tổng tiết kiệm quốc gia đạt 31,7% GDP. Indonesia là một trong những nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là một trong những thị trường mới nổi của nền kinh tế thế giới. Quốc gia này cũng là một thành viên của G20 và được xem là một nước công nghiệp mới. Ảnh: VCG.
+10
8. Turkmenistan: Tổng tiết kiệm quốc gia đạt 32,1% GDP. Turkmenistan là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Phần lớn lãnh thổ của quốc gia này là sa mạc tuy nhiên cũng sở hữu lượng lớn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt. Ảnh: IC.
+10
7. Nepal: Tổng tiết kiệm quốc gia đạt 33,9% GDP. Là một xã hội nông nghiệp bị cô lập đến giữa thế kỷ 20, Nepal bước vào thời kỳ hiện đại hóa từ năm 1951 mà không có trường học, bệnh viện, điện, công nghiệp hay dịch vụ dân sự. Ảnh: VCG.
+10
6. Na Uy: Tổng tiết kiệm quốc gia đạt 35,2% GDP. Na Uy phát triển kinh tế hỗn hợp với sự sở hữu của nhà nước trong các lĩnh vực chiến lược. Dù nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh toàn cầu, nền kinh tế này có sự tăng trưởng mạnh mẽ kể từ khi bắt đầu thời đại công nghiệp. Ảnh: IC.
+10
5. Botswana: Tổng tiết kiệm quốc gia đạt 35,6% GDP. Từ khi độc lập, Botswana có tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất, khoảng 9% mỗi năm (từ năm 1966 đến năm 1999). Tuy nhiên, bước vào thế kỷ 21, quốc gia này bước vào đình trệ đến những năm 2010, nền kinh tế nước này bùng nổ trở lại với mục tiêu tăng trưởng 6-7%. Ảnh: IC.
+10
4. Hàn Quốc: Tổng tiết kiệm quốc gia đạt 35,7% GDP. Nền kinh tế của Hàn Quốc lớn thứ 4 châu Á và thứ 11 thế giới. Đây cũng là một nền kinh tế hỗn hợp với sự chi phối của các tập đoàn gia đình. Tuy nhiên, sự thống trị của các tập đoàn này có thể không hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Hàn Quốc cho các thế hệ tương lai. Ảnh: VCG.
+10
3. Trung Quốc: Tổng tiết kiệm quốc gia đạt 47,4% GDP. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với GDP danh nghĩa cao hơn 17.000 tỷ USD. Tuy nhiên, với dân số gần 1,4 tỷ người, GDP bình quân đầu người của quốc gia này không cao. Ảnh: Tân Hoa Xã.
+10
2. Singapore: Tổng tiết kiệm quốc gia đạt 47,4% GDP. Singapore là một trung tâm tài chính sầm uất trong khu vực và là một trong 4 con hổ châu Á. Quốc đảo sư tử phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng như có các cơ sở công nghiệp mạnh, đặc biệt trong ngành điện tử, lọc dầu và hóa chất. Ảnh: IC.
+10
1. Quatar: Tổng tiết kiệm quốc gia đạt 51,4% GDP. Sau khi chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách năm 2010 với tỷ lệ 48% GDP, quốc gia vùng Trung Đông này liên tục giữ vị trí số một kể từ năm 2011. Quatar có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt dồi dào. Theo hồ sơ của CIA, đất nước này sở hữu 13% lượng khí đốt tự nhiên, lớn thứ 3 trên thế giới. Ảnh: VCG.
Mọi thông tin góp ý và chia sẻ cho CHUYÊN MỤC và BÀI VIẾT , xin quý độc giả vui lòng gửi về hòm thư banbientap@tintuc.vn
|
Let's block ads! (Why?)
Post a Comment