Chính tập tính ngoi lên mặt nước lấy dưỡng khí của rắn biển độc đã khiến chúng tự đưa đầu vào chỗ chết.
Hẳn thế hệ 8X, 9X chúng ta khó mà quên khi giai điệu bản nhạc nền "Alouette" của nhạc trưởng người Pháp Paul Mauriat vang lên cùng những hình ảnh về động vật trong chương trình "Thế giới động vật" của VTV đúng không?
Tôi vẫn còn nhớ khoảnh khắc một con chim rất lớn quắp một con cá đang bơi giữa biển. Về sau, khi lớn lên, tôi mới biết con chim ấy là đại bàng và hiểu được đó là màn săn mồi đỉnh cao của loài chim thống trị bầu trời này.
Không chỉ có cá đâu, đại bàng còn có khả năng săn bắt rất nhiều loài động vật khác nữa, trong đó có loài rắn.
Đại bàng, "vị chúa tể của bầu trời", là "kẻ thù không đội trời chung" của các loài rắn sống trên cạn? Quan niệm này mới chỉ đúng... một nửa.
Vì thực tế, với sự phân bố đa dạng từ vùng núi cao, thảo nguyên đến biển xanh thì đại bàng luôn là mối đe dọa đáng sợ nhất của các loài động vật sống ở các vùng kể trên.
Đặc biệt là loài rắn, với cú quắp đỉnh cao của đại bàng dành cho rắn nước độc, ta đã hiểu, loài "chúa tể của bầu trời" này là "kẻ thù truyền kiếp" của các loài rắn, dù sống ở trên cạn, trên cây hay dưới nước.
Đại bàng biển Steller (còn có tên là đại bàng vai trắng, đại bàng Thái Bình Dương) là loài chuyên săn các con mồi ở biển.
Với cơ thể nặng 10 kg, chúng được xem là loài đại bàng lớn nhất còn tồn tại trên Trái Đất.
Sở hữu khả năng quan sát con mồi từ khoảng cách 3.000 mét, kết hợp với sự thông minh cùng sức mạnh dứt khoát, đại bàng chẳng khó khăn gì khi vút xuống với tốc độ khủng khiếp rồi "phanh" cơ thể lại trước khi quắp chặt con mồi vào cặp móng sắc nhọn.
Giữa vùng biển Thái Bình Dương xanh mướt, một con rắn cạp nia biển đang ngoi lên bờ để lấy dưỡng khí, nó không hay biết rằng nguy hiểm chết chóc đang treo ngay trên đầu mình.
Mọi chuyện đã quá muộn khi "sát thủ" đại bàng đã "tia" rắn cạp nia biển trong tầm ngắm từ khoảng cách hàng nghìn mét, rồi khi "khoảnh khắc vàng" đã đến, đại bàng phi xuống và "quắp ngọt" rắn độc trong bộ móng vuốt đầy uy lực.
Rồi mặc cho rắn biển độc khác quằn quại, hay hết sức tấn công đáp trả... thì cái kết cho rắn độc cũng không thể đắng hơn.
Trong đoạn video mà bạn xem dưới đây có cảnh một con rắn biển độc khác cũng bị đại bàng quắp khi ngoi lên mặt nước lấy oxy.
Khi cơ thể bị quắp chặt, con rắn vẫn không đầu hàng số phận. Nó há rộng miệng và đớp vào chân đại bàng liên tiếp những mong kẻ thù buông chân.
Tuy nhiên, với lớp sừng cứng bảo vệ bên ngoài bộ móng sắc (giúp chúng không bị ngấm nọc độc từ rắn biển) cùng sự thông minh của loài "chúa tể bầu trời", đại bàng quyết không để con mồi thoát thân.
Chẳng mấy chốc, đại bàng tha con mồi về tổ, nơi có những con con háu đói đang chờ bố mẹ chúng đem thức ăn về.
Chính tập tính ngoi lên mặt nước để lấy dưỡng khí đã "hại" chính chúng. Trước một kẻ thù dũng mãnh như đại bàng, nhiều loài rắn nước độc không thể thoát khỏi móng vuốt tử thần.
Post a Comment