Phát hiện chim non bị rắn độc ăn thịt, chim mẹ "đơn thương độc mã" lao vào tử chiến với rắn lục hoa cân.
Cũng giống như con người, trong thế giới động vật, tình mẫu tử là bản năng lớn nhất, đáng trân trọng nhất của các loài.
Một thỏ mẹ nhỏ bé, một chú chim gõ kiến không sở hữu những "vũ khí" giết người vẫn sẵn sàng lao vào chốn nguy hiểm để bảo vệ hay trả thù cho đàn con của chúng.
Đối mặt với kẻ thù to lớn và nguy hiểm gấp bội, thứ "vũ khí" mà những loài động vật làm cha, làm mẹ đem vào cuộc tử chiến là tình thương vô hạn xen lẫn niềm căm phẫn dâng lên tột cùng.
Không phải thế sao được khi chính bản thân chúng hiểu "đơn thương độc mã" lao vào kẻ thù hiểm ác không khác nào tự sát.
Thế nhưng, vượt lên tất cả, chúng sẵn sàng chiến đấu, thậm chí sẵn sàng chết để bảo vệ con và đòi lại công bằng.
Câu chuyện chú chim mẹ nhỏ bé lao vào tử chiến với loài rắn lục hoa cân (Saw scaled viper) cực độc một lần nữa cho chúng ta thấy: Khi tình thương con dâng lên tột đỉnh thì nguy hiểm hay cái chết cũng trở thành vô nghĩa.
Nổi tiếng trong thế giới loài rắn độc là kẻ giết người đáng sợ, rắn lục hoa cân, sinh vật dài gần 2 mét sinh sống chủ yếu tại Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, là loài hung hãn và thường chủ động tấn công kẻ thù.
Cậy mình sở hữu loại chất độc Hemotoxins có khả năng phá hủy tế bào máu, gây chảy máu trong và giết chết kẻ thù trong chốc lát, rắn lục hoa cân chắng ngán "chén" các loài động vật như chim, loài lưỡng cư, loài gặm nhấm...
Ấy vậy mà, kẻ có nọc độc chết người ấy cuối cùng cũng phải nhận những cú tấn công như vũ bão của một chú chim mẹ vừa mất con.
Trong bụng của sinh vật dài gần 2 mét là con chim non. Nỗi đau mất con quá lớn khiến chim mẹ chẳng màng an nguy, lao vào mổ rắn lục hoa cân tới tấp.
Rắn lục hoa cân ban đầu chống trả nhưng trước những cú mổ liên tiếp của chim mẹ, nó dần yếu thế khi không có cơ hội phun nọc độ
Post a Comment