Gà tiền mặt đỏ, gà trĩ sao, gà so cổ hung,... là 3 trong số 5 giống gà độc lạ chỉ có ở Việt Nam.
Gà lôi lam đuôi trắng (danh pháp: Lophura hatinhensis)
Theo Trí Thức Trẻ, gà lôi lam đuôi trắng được phát hiện năm 1964 và đặt tên khoa học chính thức năm 1975. Đây là giống gà đặc hữu ở miền trung Việt Nam, sống chủ yếu tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình (Wikipedia).
Chúng thường sinh sống tại các sườn đồi thấp và các thung lũng ven suối có độ cao khoảng 50 - 200m trong các khu rừng ẩm thường xanh nguyên sinh và thứ sinh, ở những nơi có tán rừng có nhiều cọ, mây song và tre nứa nhỏ.
Sách đỏ Việt Nam cho biết, giống gà này có giá trị khoa học và thẩm mỹ rất cao.
Giá trị khoa học của gà lôi lam đuôi trắng nằm ở chỗ, đây là giống gà lôi cực hiếm, chỉ có ở Việt Nam tính cho đến nay. Vì thế, việc nghiên cứu và bảo vệ giống gà này khỏi bị tuyệt chủng là điều rất cần thiết.
Về giá trị thẩm mỹ, giống gà này có bề ngoài rất đẹp: Gà đực trưởng thành có mào lông ở đỉnh đầu màu trắng với mút lông đen; đầu, cổ ngực và trên đuôi đen có ánh tím thẫm.
Gà cái trưởng thành có kích thước nhỏ hơn con đực và nhìn chung bộ lông có màu hung nâu tối, chân và da màu đỏ, sừng màu đen.
Gà lôi lam mào trắng (danh pháp: Lophura edwardsi)
Gà lôi lam mào trắng là loài quý hiếm, được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Chúng là loài đặc hữu của Việt Nam, rất quý hiếm, có thể dùng làm cảnh, thương mạị và có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học. Theo CAND, cặp gà lôi lam được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1924, do Cean dela Coul - nhà tự nhiên học (người Pháp) tìm thấy tại vùng rừng phía Tây huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế (nay thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền).
Theo Vncreatures, gà lôi lam mào trắng đực trưởng thành giống loài Gà lôi lam mào đen, chỉ khác màu của mào. Tương tự, loài này khác với loài Gà lôi lam đuôi trắng là chỉ có mào lông ở đỉnh đầu màu trắng chứ không có lông đuôi giữa trắng. Con cái của cả 3 loài đều có da trần ở mặt, giò màu đỏ thẫm (như các con đực), bộ lông màu hung nâu, sự sai khác rất ít nên khó phân biệt ở mỗi loài khi quan sát chúng ngoài tự nhiên.
Mùa sinh sản của gà lôi làm mào trắng kéo dài từ cuối xuân đến hết thu. Mỗi lứa đẻ từ 4 - 7 trứng, vỏ màu hồng nhạt và vàng kem có chấm trắng nhỏ. Thời gian ấp 21 - 23 ngày. Thức ăn chính của Gà lôi lam mào trắng là côn trùng, giun đất, hạt và quả cây trong rừng. Chúng sống đôi hoặc 3 - 5 con ở các vùng rừng nguyên sinh có độ cao trung bình và thấp 200 - 600m ở vùng phía đông dãy Trường Sơn của vùng Trung Bộ nước ta. Ban ngày kiếm ăn ở mặt đất, ban đêm bay lên cành cây đậu ngủ.
Gà so cổ hung (danh pháp: Arborophila davidi Delacour)
Loài gà này thuộc họ Trĩ Phasianidae. Về đặc điểm nhận dạng, lông trước mắt đen, có dải rộng màu trắng nhạt từ trên mắt kéo dài xuống 2 bên cổ chuyển thành màu hung vàng. Họng trên trắng, dưới hung vàng, tiếp nối theo là dải màu đen nhìn rất rõ kéo từ sau tai xuống tạo thành yếm ở ngực. Bụng có màu phớt hung vàng nhạt. Mỏ đen, mắt nâu, da trần quanh mắt đỏ. Chân tím nhạt hay hồng.
Theo Vncreatures, gà so cổ hung sinh sản vào giữa xuân đến gần cuối hè. Thức ăn của chúng là giun đất, các loại côn trùng cánh cứng và các loại quả cây có thịt mềm và hạt quả cây cỡ nhỏ trong rừng. Có thể gặp gà so cỏ hung đi thành đàn nhỏ 3 - 5 con ở các sườn đồi, núi rừng (tre, nứa, vầu, lồ ô), rừng hỗn giao tre lẫn cây gỗ rậm rạp, có độ cao 200 - 600m. Ban ngày kiếm ăn ở mặt đất ban đêm bay lên cành cây đậu ngủ.
Trước đây, người ta đã tìm thấy gà so cổ hung ở tỉnh Biên Hoà cũ (Phú Riềng). Nay loài này còn được phát hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai và Lâm Đồng), vùng rừng Bù Gia Mập (Bình Phước).
Gà tiền mặt đỏ (danh pháp: Polyplectron germaini)
Theo Wikipedia, loài này thuộc chi Gà tiền. Chúng là loài có kích cỡ trung bình dài khoảng 60 cm, bộ lông màu nâu tối, mào ngắn màu vàng cam. Con trống và con mái có hình thể giống nhau. Con mái có 18 đuôi, ít hơn con trống. Mỗi lứa con mái thường đẻ 2 quả trừng màu trắng ngà.
Loài này thường phân bố ở các vùng rừng khô, thuộc miền nam Việt Nam.
Gà trĩ sao (danh pháp: Numida meleagris)
Theo Trí Thức Trẻ, gà trĩ sao có "bộ cánh" rực rỡ, đẹp mắt với bộ lông màu vàng da bò và đen với các đốm nâu sẫm, mỏ đỏ, mống mắt nâu và lớp da màu xanh lam xung quanh mắt.
Kích thước cơ thể của chúng khá lớn, có thể dài tới 235 cm. Con trống có đuôi thuôn dài và rộng bản với 12 lông vũ dài gần 2 m (trong một thời gian dài nó được coi là các lông vũ dài nhất trong số các loài chim sống hoang dã).
Trĩ sao mái nhìn gần tương tự, với mào và đuôi ngắn hơn.
Đặc tính của gà trĩ sao nhút nhát và hay lảng tránh người, thường định cư ở tổ và rừng rậm thường xanh, trên các đỉnh và sườn đồi có độ dốc khác nhau và độ cao từ 100 - 1000m.
Vào mùa sinh sản, trĩ sao đực khoe mã và 'cưa cẩm' con cái bằng động tác múa ở (bãi múa) trong chỗ rừng trống.
Hiện nay, trĩ sao sinh sống rải rác tại Hà Tĩnh, khu vự Đèo Ngang phía bắc Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai (Kon Cha Răng) và Lâm Đồng.
Vườn quốc gia Bạch Mã hiện nay có thể coi là nơi còn lại quần thể trĩ sao lớn nhất (75 con/34 km2). Tuy nhiên vùng phân bố của chúng bị thu hẹp và bị tác động do tình trạng rừng đã nói đến ở trên của Việt Nam.
Post a Comment