Dù cùng đón năm mới Đinh Dậu vào ngày 28/1, các nước châu Á có những cách khác nhau để tận hưởng lễ hội lớn nhất trong năm này.

Khoảng một phần sáu dân số thế giới đón năm mới Đinh Dậu trong tuần cuối cùng của tháng 1. Các hoạt động chào đón năm mới âm lịch được tổ chức tại nhiều quốc gia châu Á từ Hàn Quốc, Trung Quốc tới Việt Nam...

Các nước châu Á cùng đón năm mới theo âm lịch và chia sẻ nhiều nét tương đồng trong văn hóa, truyền thống, từ việc thờ cúng tổ tiên, tôn trọng người già cho đến tục mừng tuổi cho trẻ em trong gia đình. Tuy nhiên, mỗi quốc gia cũng có bản sắc riêng.

Người Hàn Quốc chăm chỉ

Người Hàn Quốc chỉ có 3 ngày nghỉ, từ ngày cuối cùng của năm cũ đến ngày mùng 2 Tết. Thậm chí, một số người vẫn đi làm vào những ngày này.

Phụ nữ Hàn Quốc thường dành cả 3 ngày nghỉ cho công việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và nấu nướng phục vụ các thành viên trong gia đình. Trong khi đó, đàn ông cũng bận rộn với những công việc mang tính lễ nghi truyền thống.

Trước khi năm mới đến, người Hàn Quốc tắm nước nóng để gột rửa những điều không may mắn trong năm cũ. Họ đốt lửa bằng những thanh củi trong đêm giao thừa, vì tiếng nổ của gỗ sẽ xua tan ma quỷ.

Trong 3 ngày Tết, sau khi thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên, người dân xứ kim chi đi thăm họ hàng, người thân và chùa chiền.

Năm mới ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam khác nhau thế nào Các hoạt động vui chơi chào đón năm mới của người Hàn Quốc thường chỉ diễn ra trong 3 ngày. Ảnh: Pinterest.

Trung Quốc được xem là nơi có kỳ nghỉ Tết dài nhất trong số các quốc gia châu Á.

Người Trung Quốc có khoảng 10 ngày để tận hưởng không khí lễ hội mùa xuân. Tuy nhiên, đa phần trong số họ thường bắt đầu trở về nhà và đoàn tụ gia đình 1 tuần trước Tết, nhiều lễ hội vui chơi kéo dài tới giữa tháng Giêng.

Các hoạt động trong từng ngày Tết được người dân Trung Quốc chuẩn bị và xem xét kỹ lưỡng. Mùng 1 là ngày giành cho gia đình, mùng 2 đi thăm bố mẹ vợ, mùng 3 là ngày kiêng kỵ, không có các hoạt động thăm hỏi...

Sau Tết Nguyên Đán, Trung Quốc đón Tết Nguyên Tiêu vào ngày 15/1 âm lịch, đây cũng là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở đất nước này.

Người Việt có khoảng 1 tuần cho kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Số đông mọi người quay trở lại công việc sau ngày mùng 3 Tết. Người Việt cũng quan tâm tới thời điểm của các hoạt động, hành trình trong những ngày đầu năm mới.

Một trong những điểm đến phổ biến nhất của người Việt là chùa, miếu. Người Việt Nam coi đó là cách để cầu mong một năm mới may mắn, sung túc.

Dù kỳ nghỉ Tết chỉ kéo dài 1 tuần, các hoạt động vui chơi, lễ hội thường diễn ra trong suốt tháng Giêng. Người Việt Nam có hàng trăm lễ hội trong khoảng thời gian này.

Gia đình là trên hết

Các nước châu Á cùng có truyền thống hướng về gia đình trong những ngày đầu năm mới âm lịch.

Trước Tết, những người sống xa nhà sẽ trải qua cuộc "đại di cư" để trở về sum họp cùng các thành viên trong gia đình.

Năm mới ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam khác nhau thế nào "Cuộc di cư" lớn nhất thế giới của người Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

Người Trung Quốc và Việt Nam tỏ ra đơn giản và ít rườm rà hơn. Những ngày trước Tết, các thành viên trong gia đình cùng nhau lau dọn nhà cửa, mua sắm đồ đạc chuẩn bị đón Tết.

Họ cùng nhau ăn uống, đi lễ chùa cầu may và thăm họ hàng vào đầu năm. Một số gia đình cũng thường tổ chức lễ mừng thọ cho ông, bà.

Những năm gần đây, người Trung Quốc có xu hướng đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết do được nghỉ dài ngày. Cũng đoàn tụ gia đình vào dịp Tết, nhưng người Hàn Quốc có nhiều lễ nghi hơn.

Sáng mùng 1 Tết, người Hàn tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là "Chesa" do trưởng nam trong gia đình chủ trì. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Gia chủ thắp hương, khấn mời tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.

Sau lễ "Chesa" là lễ "Seba", con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó cho con cháu trong gia đình.

Ngoài ra, các gia đình Hàn Quốc dựng lên những ngôi nhà nhỏ từ gỗ và củi, được gọi là "Nhà mặt trăng". Họ đốt những ngôi nhà này cùng lời ước của mình trong năm mới. Đây là nghi lễ xuy tan quỷ dữ và bày tỏ mong muốn những điều ước sớm trở thành hiện thực.

Quà tặng và những món ăn

Trẻ em các nước châu Á đều mong chờ Tết vì đây là dịp chúng được nhận tiền mừng tuổi. Trẻ em Hàn Quốc chỉ được nhận lì xì nếu ngoan ngoãn và thực hiện đúng những nghi thức truyền thống trong ngày đầu năm mới. Không chỉ có vậy, một số gia đình khá giả còn mừng tuổi bằng vàng, ngọc...

Năm mới ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam khác nhau thế nào Há cảo là món ăn không thể thiếu đối với người Trung Quốc trong dịp năm mới. Ảnh: Vera and Jean Christophe.

Ở Trung Quốc và Việt Nam, người già thường mừng tuổi trẻ em trong những phong bao màu đỏ. Họ tin rằng đó là cách để xua tan quỷ dữ và đón chào nhiều điều may mắn trong những ngày đầu năm.

Người lớn thường trao tặng nhau những món ăn đắt đỏ như hoa quả, hải sản, các loại sâm quý hiếm...

Năm mới âm lịch cũng là dịp người dân châu Á chế biến và thưởng thức những món ăn truyền thống đặc sắc, mang nhiều ý nghĩa và thông điệp khác nhau.

Người Trung Quốc và Việt Nam chia sẻ điểm tương đồng trong khay bánh kẹo đầu năm mới. Mỗi loại kẹo mang một ý nghĩa riêng. Hạt dưa đỏ tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành. Vải sấy khô là biểu tượng của quan hệ gia đình bền chặt. Quả quất gợi nhắc tới sự thịnh vượng và là món ăn không thể thiếu tại Trung Quốc. Mứt dừa đem lại sự gắn bó...

Ngoài các loại bánh kẹo truyền thống, mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc không thể thiếu món canh bánh gạo, món canh mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc trong năm mới. Ngoài ra còn có các món khác như cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau và hồng khô.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top