Cũng giống như Việt Nam, Tết Âm lịch là ngày nghỉ dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, họ có một số phong tục khác chúng ta.

slide_334665_3356218_freeẢnh minh họa

1. Tết Âm lịch tại châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng kéo dài trong 15 ngày, bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm và kết thúc vào ngày trăng tròn.

2. Thực phẩm là một phần không thể thiếu trong lễ đón năm mới của người Trung Quốc. Họ sẽ ăn cùng gia đình, bạn bè. Một số món ăn truyền thống bao gồm bánh bao, bánh gạo hấp, mì sợi, theo Huffington Post.

3. Nhà cửa sẽ được dọn dẹp sạch sẽ hoàn toàn trước đêm giao thừa vì người ta tin rằng may mắn có thể bị cuốn trôi nếu ai đó vẫn dọn dẹp vào ngày đầu năm mới.

4. Đêm giao thừa và ngày đầu năm mới là dịp gia đình quây quần bên nhau, tỏ lòng thành kính với những người quá cố, trẻ em được tặng quà... Vào đêm giao thừa năm mới, người Trung Quốc sẽ làm mâm cơm cúng gia tiên.

5. Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian", trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn. Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

6. Pháo được đốt vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tuy nhiên, những năm gần đây, do lo ngại ô nhiễm không khí, nhiều thành phố Trung Quốc cấm pháo hoa dịp năm mới.

tet-nguyen-dan-trung-quoc-1Không khí Tết rộn ràng trên đường phố ở Trung Quốc vào dịp năm mới. Ảnh minh họa

7. Có nhiều thống khác nhau cho từng ngày đầu tiên của năm mới ở Trung Quốc. Nhiều người kiêng thịt vào ngày đầu tiên để mong có được may mắn cho cả năm. Thay vào đó, họ ăn món chay được chế biến từ hạt sen (mong cầu có nhiều con trai), đậu khô (đại diện cho sự giàu có và hạnh phúc), và măng.

8. Mùng 2, những người phụ nữ đã lấy chồng trở về nhà thăm bố mẹ đẻ, người thân và bạn bè.

9. Mùng 3 và 4 là ngày con rể tỏ lòng thành kính tới cha mẹ vợ. Vào ngày này, mọi người thường cũng thường đi chùa để cầu những điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân và gia đình. 

10. Mùng 5, người Trung Quốc thường gọi là Po Woo hay Po Wu. Vào ngày này, mọi người thường ở nhà để đón thần may mắn. Người ta tin rằng thăm người thân trong gia đình hay bạn bè vào ngày này sẽ đem lại xui xẻo.

11. Từ ngày 6 tới mùng 10, người Trung Quốc có thể tới thăm người thân và bạn bè. Họ cũng tới các đền thờ để cầu giàu có và sức khỏe trong năm mới.

slide_334665_3356214_freeTừ ngày 6 tới mùng 10, người Trung Quốc tới chùa, đền thờ để cầu giàu có và sung túc trong năm mới. Ảnh minh họa

14. Mùng 7, nông dân sẽ cúng nông sản. Họ sẽ làm thức uống từ 7 loại rau củ đề cầu một năm trúng mùa. Theo tín ngưỡng Trung Hoa, ngày mùng 7 là ngày sinh của nhân loại do đó họ sẽ ăn mỳ để tăng tuổi thọ.

16. Người Trung Quốc làm lễ cúng Ngọc Hoàng vào ngày mùng 9. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngọc Hoàng là người cai trị trời và khai sáng vũ trụ.

17. Từ ngày 10 đến 12, bạn bè và người thân nhận lời mời ăn tối. Điều đó có nghĩa là vào ngày thứ 13, người ta ăn cháo gạo và mù tạt xanh để “bù” lại những bữa ăn "đậm đà" trước đó.

18. Ngày thứ 14, mọi người chuẩn bị cho lễ hội đèn lồng đêm rằm 15.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top