Trump vừa ký sắc lệnh để giới hạn nhập cư Hồi Giáo từ 7 quốc Hồi Giáo. Không những vậy ông ta đã ký sắc lệnh để bắt đầu xây dựng Bức Tường Biên Giới như đã hứa và Mexico sẽ chi trả kinh phí cho bức tường này. Đây là một điều mà truyền thông đã cố tình chế nhạo, kể cả Mexico, kiểu như “Trump thật ngốc, làm sao có thể ép Mexico chi trả được.”

Hình như họ cố tình không hiểu vấn đề. Chi trả ở đây không đồng nghĩa vơi việc móc tiền trong túi rồi trả trực tiếp. Để giải thích cho dễ hiểu. Lấy thuế VAT. Chính phủ đánh thuế lên hàng hóa, bạn trả thuế khi mua hàng hóa một cách vô tình không hay biết. Bạn vừa mới chi trả cho ngân sách chính phủ đó, nhưng thay vì móc tiền đưa trực tiếp vào kho bạc thì bạn chi trả gián tiếp khi mua hàng. Trong trường hợp của Trump và bức tường biên giới cũng vậy. Mexico sẽ chi trả gián tiếp bằng cách đó. Tuy có vài cách khác như sau nhưng cách gián tiếp là khả thi nhất:

1-Đánh thuế VAT lên hàng hóa từ Mexico. – Khả thi: có thể.

2-Đánh thuế giao dịch ngoại tệ và kiều tối từ Mỹ đến Mexico. – Khả thi: có thể.

3-Bắt chính phủ Mexico chi trả trực tiếp toàn phần. – Khả thi: khó.

4-Bắt chính phủ Mexico chi trả bán phần. Vì biên giới bảo vệ cả 2 nước nên 2 nước phải hỗ trợ kinh phí chứ không phải Mỹ làm một mình. – Khả thi: rất có thể.

5-Đánh và tăng thuế visa vào Mỹ lên người Mexico. – Khả thi: khả thi nhất.

Sau đây tôi xin phân tích cái cách số 5. Đây là cách khả thi nhất mà Trump sẽ làm để bắt Mexico chi trả cho kinh phí xây dựng bức tường biên giới trực tiếp và gián tiếp.
Hiện tại giá visa cho mỗi lần 1 người là $160.

Hàng năm nước Mỹ tiếp đón tầm 14.5 triệu ghi 14 đi cho dễ tính.

Giờ bức tường theo dự kiến sẽ tốn tầm $8-15 tỷ USD. Giờ bỏ tiền xây trước rồi tăng giá visa đối với người Mexico.

Giờ tăng giá visa $30/người/lần. $30 nhân cho 14 triệu là $420 triệu mỗi năm.

$420 triệu mỗi năm nhân cho 20 năm là $8.4 tỷ.

Vậy là người Mexico mỗi lần xin visa vô Mỹ là chi trả cho bức tường rồi.

Đó chỉ là doanh thu từ phí visa thôi nhé, còn nhiều nguồn nữa. Cho nên lần sau bạn nghe ai nói “Trump ngu, Mexico làm gì trả cho bức tường” thì hãy trả lời họ như ở trên.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa


Hàng rào biên giới nổi tiếng Mỹ – Mexico

Dù tuyên bố xây bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico của ông Donald Trump có hiệu lực đến đâu thì 2 quốc gia vẫn có hàng rào cũng như biên giới tự nhiên để ngăn cách lãnh thổ.

Tổng thống đắc cử Donald Trump từng tuyên bố sẽ xây bức tường biên giới dài hơn 3.000 km giữa hai nước Mỹ và Mexico. Đây là chính sách trọng điểm nhất của ông trong suốt chiến dịch tranh cử, cũng là nội dung giúp ông thu hút được nhiều cử tri nhất. Vị tỷ phú sẽ tự hào khoe rằng bức tường giúp hạn chế tội phạm.

Ngày 9/11, ngoại trưởng Mexico cho biết nước này sẽ không chi trả số tiền xây dựng biên giới giữa hai quốc gia. Thay vì phía Mexico phải chịu chi phí xây tường như Trump từng nói, gánh nặng này có thể dồn lên vai người Mỹ. Ông cũng sẽ gia tăng quy mô lực lượng chuyên tìm kiếm và trục xuất người nhập cư trái phép.

Cậu bé nói chuyện với họ hàng qua hàng rào ngăn cách ở khu vực biên giới Mỹ và Mexico ở thành phố Tijuana, Mexico.

Một nhà thờ Mexico nhìn từ Felicity, bang California, Mỹ.

Nhiều người cho rằng chủ trương nói trên của Donald Trump là tàn nhẫn và không khả thi. Trong khi đó, những người ủng hộ ông thường hô khẩu hiệu: “Hãy xây bức tường”.

Bộ thánh giá bằng gỗ tưởng nhớ những người thiệt mạng trên đường di cư đến Mỹ được đặt tại biên giới Mexico – Mỹ ở Nogales, bang Sonora, Mexico.

Trước đó, vào ngày 27/5, hơn 1.000 người tham gia cuộc tuần hành phản đối tỷ phú Donald Trump tại San Diego, thành phố nằm sát biên giới Mỹ – Mexico. Gần 300.000 người di chuyển hợp pháp qua cửa khẩu San Ysidro ở biên giới mỗi ngày. Những người sống hai bên cửa khẩu San Ysidro xem San Diego là thành phố chung của Mỹ và Mexico.


Máy xúc dỡ bỏ hàng rào để thay thế bằng bức tường biên giới Mỹ – Mexico tại công viên Sunland, Mỹ.


Bức tường vẽ phong cách graffiti châm biếm ông Donald Trump dọc theo biên giới phía bắc của Mexico với Mỹ tại Ciudad Juarez.


Nhiều người đứng bên phía Mexico xem cảnh đoàn tụ ngắn ngủi của những người xa cách lâu ngày do bị trục xuất hoặc di cư trên bờ sông Rio Bravo (Rio Grande).


Hàng rào ngăn cách thị trấn biên giới Nogales giữa Mexico và Mỹ về đêm.

Theo Thời báo 

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top