Con gà, đặc biệt là gà trống, là vật nuôi được thuần hóa từ rất lâu đời và luôn gắn bó với cuộc sống của con người. Nó hiện diện trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Linh vật tỏa hào quang trong văn hóa phương Tây

gà 1Tượng gà ở thủ đô London, Anh. Ảnh: Bloomberg

Ở châu Âu, các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư xưa coi gà trống là con vật có tầm ảnh hưởng quan trọng đến tinh thần của con người. Hình ảnh con gà trống đã tỏa ánh hào quang trong những tác phẩm gốm sứ, vải vóc, đồ thủ công mỹ nghệ.

Con gà trống ưỡn ngực oai phong thường xuyên xuất hiện trong những món đồ gốm sứ để làm quà tặng cho năm mới. Bên cạnh đó, hình gà còn xuất hiện trong nhiều đồ vật, kiến trúc, trong nhà thờ hay những nơi trang nghiêm cổ kính.

"Chim Ba Tư" là thuật người mà người Hy Lạp gọi gà trống bởi "tầm quan trọng to lớn và công năng tôn giáo của gà trống trong xã hội Ba Tư". Vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, hình vẽ đầu tiên về gà ở châu Âu được vẽ trên món đồ gốm Korinthos. Nhờ sở hữu tính dũng cảm mà gà trống được cho là tượng trưng của thần Ares, Heracles và Athena. Người Hy Lạp cũng tin rằng ngay đến sư tử cũng còn sợ gà trống.

Với người La Mã, gà trống có ý nghĩa quan trọng về mặt tôn giáo. Họ cho rằng, gà trống có mối liên kết với thần Mercury, người đưa tin của các vị thần, đồng thời là người chịu trách nhiệm đưa các linh hồn người chết về thế giới bên kia. Người La Mã cổ đại dùng gà trong thuật bói chim để nhận lời tiên tri. Một người (gọi là pullarius) sẽ chăm sóc gà, khi nào cần bói thì ông ta sẽ mở lồng và cho nó hạt đậu hoặc một loại bánh ngọt mềm đặc biệt. Nếu con gà ở nguyên trong lồng và gây ra tiếng động, đập cánh hoặc bay đi thì đó là điềm xấu, nếu con gà ăn ngấu nghiến thì là điềm tốt.

Trong khi đó, với một số người đọc kinh Tân Ước, gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác và sự phản bội.

Biểu tượng của sự trung thành, tín nghĩa trong văn hóa phương Đông

gà 2Gà trống là biểu tượng của sự trung thành, tín nghĩa trong văn hóa phương Đông. Ảnh: Pixabay

Trong văn hóa phương Đông, gà trống là biểu tượng cho sự trung thành, tín nghĩa.

Tại Việt Nam – gà Trống mang ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực. Trong kinh doanh, các doanh nhân thường tặng nhau linh vật gà với ý nghĩa mưu cầu sự thành công, đánh đâu thắng đó. Sở dĩ có quan niệm này bởi gà thường có tập tính mổ thóc, bách phát bách trúng. Trong gia đình, gà trống đóng vai trò quan trọng trong 1 đàn gà luôn bao dung chở che cho cả đám, ẩn chứa tinh thần đoàn kết, biểu tượng cho sự chung thủy, tần tảo trong gia đình.

Tại Indonesia, gà mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu. Gà ở đây được xem là đường nối cho linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện trong buổi lễ sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường, theo Wikipedia.

Trong khi đó, ở Nhật Bản, gà được xem là con vật linh thiêng, hình ảnh của chúng gắn liền với những câu chuyện thần thoại. Một trong số những câu chuyện thần thoại kể rằng, Nữ Thần Mặt trời Amaterasu vì tức giận hành động ngang ngược của người em trai là Thần bão tố Susano nên đã lánh vào hang động, lấp kín cửa hang khiến dương gian chìm trong tăm tối. Trước tình cảnh đó, các vị thần bèn tìm cách để Nữ thần Mặt Trời rời khỏi hang động, mang ánh sáng ấm áp cho trần thế. Họ dùng những con gà trống giọng thật tốt thi nhau gáy để mời gọi Nữ thần Mặt trời.

Nguyễn Thái (tổng hợp) / Ngaynay.vn

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top