[IRAQ, SYRIA VÀ VIỆT NAM – Vì sao Mỹ không thay đổi chế độ] Năm 2003 George W. Bush đưa quân vào Iraq để dẹp bỏ chế độ độc tài Saddam Hussein. Với kỳ vọng rằng sự hy sinh này sẽ thành lập một “hòn đảo tự do” giữa một biển độc tài Hồi Giáo. George W. Bush tuyên bố rằng Mỹ đang làm theo mệnh lệnh của Chúa khi giải phóng đất nước này. Nhưng sau cuộc giải phóng và sụp đổ của chính quyền độc tài Hussein, thì mọi thứ lại không như mong muốn. Thay vì thành lập một chính quyền dân chủ cộng hòa thì Iraq lại thành lập một nhà nước Hồi Giáo trá hình với Kinh Thánh Koran là giá trị tối thượng.
SỰ PHẢN BỘI CỦA IRAQ – Câu đầu tiên trong hiến pháp Iraq là “Hồi Giáo là tôn giáo quốc gia là nguồn gốc để làm luật.” Vì thế không bộ luật nào có thể trái nghịch với luật Hồi Giáo Sharia. Và khi một bộ luật nào đó có xung đột thì luật Sharia trong Koran sẽ được coi là tối thượng, không ngoại lệ.
Bỏ qua những yếu tố sắc tộc hay Sunni hay Shia, bài này chỉ nói về sự phản đội của lãnh đạo và người dân Iraq đối với Mỹ. George W. Bush, dưới danh nghĩa của Chúa, đã hy sinh hơn 3,000 binh sĩ Mỹ và vô số người bị thương tật để giải phóng đất nước Iraq với sự kỳ vọng rằng nó sẽ biến thành một ví dụ cho dân chủ cộng hòa. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Người dân thì không muốn dân chủ mà lại muốn sử dụng “dân chủ” và “tự do” của mình để áp dụng luật Sharia để thành lập một Nhà Nước Hồi Giáo như đã được dạy trong kinh thánh.
Kể từ đó, phe Cộng Hòa, gồm những người vốn đã ủng hộ cuộc chiến Iraq trước đây, đã thay đổi quan niệm của mình về chính sách “can thiệp nội bộ ở nước ngoài.” Họ đã hy sinh cho tự do nhưng người dân ở nước đó lại không muốn tự do? Vậy sự hy sinh của con cháu của họ có ích gì? Thay vì được xem là người giải phóng, họ lại bị xem là những kẻ xâm chiếm.
SYRIA – Rồi bây giờ đến Syria. Chính quyền Assad là một chính quyền độc tài tàn bạo. Nhưng sự lựa chọn nào sẽ tốt hơn? Nếu loại bỏ Assad thì các tướng tá trong quân đội sẽ chiếm chính quyền và họ sẽ chẳng khác gì ông Assad. Nếu không phải họ thì sự lựa chọn khác chỉ là ISIS, vốn muốn thành lập Nhà Nước Hồi Giáo đúng nghĩa. Cho nên chính quyền Trump và các nhà Cộng Hòa Mỹ cho rằng sự thay đổi chế độ hay can thiệp không những sẽ không đem lại kết quả tiêu cực, nó chỉ sẽ làm tăng cường sức mạnh của phe cực đoan. Cho nên cách tốt nhất để làm suy yếu cả chế độ Assad độc tài và ISIS là để hai phe đánh nhau đến kiệt sức. Đó là giải pháp tốt nhất cho một đất nước Hồi Giáo. Vì dân chủ và tự do là khái niệm xa lạ trong tư duy Hồi Giáo, không những vậy, nó trái nghịch với Hồi Giáo. Và khi người dân Hồi Giáo được quyền lựa chọn, họ sẽ chọn việc thành lập một quốc gia theo giáo lý Hồi Giáo và đó sẽ là một thảm họa.
BẮC HÀN – Nói ngắn gọn, vì sao không nên ám sát Kim Jong Un và thay đổi chế độ ở Bắc Hàn? Vì Kim Jong Un là người duy nhất có thể khiến Bắc Hàn sụp đổ. Như ngày xưa thay vì giết Hitler thì quân Đồng Minh biết rằng sự tệ hại và ngu ngốc của ông ta sẽ giúp quân Đức càng thất bại. Nếu các tướng tá quân đội Đức thay thế thì cuộc chiến sẽ kéo dài. Bắc Hàn giờ thiếu tiền và lương thực, việc dẹp chế độ đó sẽ không giải quyết gì trừ việc thay đổi người cầm quyền. Nên cách tốt nhất là để Kim Jong Un phá sản đất nước.
VIỆT NAM – Giờ quay trở về Việt Nam. Cũng tương tự, chính quyền Trump và Mỹ cũng sẽ không có chính sách can thiệp nội bộ hay thay đổi chế độ. Vì nếu dẹp bỏ thể chế hiện tại mà người dân lại làm y chang như Iraq thì Mỹ sẽ trở thành kẻ xâm chiếm chứ không phải giải phóng. Nếu xét về mức độ hợp lý thì cũng đừng nên cứu hay hỗ trợ thể chế hiện tại. Nó đang gặp khó khăn về tài chính, nên hãy để nó càng khó khăn. Thay vì can thiệp để rồi một người khác thay thế với tư duy tương tự, tốt nhất hãy để nó phá sản rồi tự sụp đổ. Chính sự yếu kém của nó sẽ ép nó phải thay đổi.
Có nhiều cách để gây sức ép lên một chính quyền chứ không nhất thiết là can thiệp nội bộ, vì nội bộ nó đều như nhau. Mỹ, như đang làm, có thể gây sức ép về mặt kinh tế và tài chính. Họ có thể vận động không nên cho Việt Nam vay với lãi suất ưu đãi. Họ có thể khống chế (chế tài) tài sản của các quan chức chủ chốt để ép họ phải đi theo Mỹ.
Về mặt nội bộ thì cho tới bây giờ, vẫn chưa có một tổ chức nào hoạt động đủ chuyên nghiệp và quy mô để Mỹ có thể nhìn và hỗ trợ. Thậm chí, nếu hỏi “ai là lãnh đạo của phe đối lập ở Việt Nam” thì tôi chắc là chúng ta không thể trả lời được. Việc thiếu vắng một phe đối lập và tầng lớp lãnh đạo là điều tai hại. Cho dù Mỹ muốn thực hiện chính sách quảng bá tự do của mình họ cũng không biết phải nên hỗ trợ ai.
KẾT LUẬN – Nhận xét của tôi chỉ dựa trên quan điểm cá nhân. Lấy từ bài học Iraq, Syria và Bắc Hàn – sự thay đổi thể chế phải đi kèm với tư duy người dân. Nếu người dân nước đó hài lòng, không lên tiếng thì sẽ không ai biết họ bất mãn và cần sự thay đổi. Tự do là điều Chúa muốn và Mỹ muốn nhưng đó có phải là điều người dân trong các nước đó muốn hay không? Như một điệu nhảy Tango, phải có hai người nhảy. Ở đây là người trong nước và giới lãng đạo tự do ngoài nước. Cả hai phải cùng chơi điệu nhảy “Tango tự do” như Ronald Reagan và người dân Liên Xô trước đây.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Post a Comment