Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã bộc bạch tâm tư về Bộ trưởng làm đại biểu.

Tôi nói rất thật, các đại biểu như chúng tôi thực tế ở cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm công tác quản lý, cơ chế chính sách pháp luật, khâu tổ chức thực hiện nhưng phân cấp cho địa phương rất lớn, ông Hà nói.

Vì sự phân cấp này, theo Bộ trưởng, hỏi nhiều câu bộ trưởng không nắm được đâu, rồi bị nhân dân phê bình, nhưng thực tế thẩm quyền đó đã phân cấp cho địa phương.

Liên quan đến cơ cấu đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng vẫn chưa thực sự đổi mới khi nhiều Bộ trưởng, thậm chí chủ tịch UBND tỉnh cũng làm đại biểu Quốc hội, thì việc chỉ đạo, điều hành rất khó khăn.

Quốc hội có quyền yêu cầu Bộ trưởng giải trình, yêu cầu đến để chất vấn nhưng phải chăng Bộ trưởng, chủ tịch UBND cứ phải là đại biểu Quốc hội?, Chúng tôi muốn chuyển phần này sang để Quốc hội không tăng số lượng nhưng tăng số đại biểu chuyên trách của Quốc hội, đặc biệt là đại biểu chuyên trách có kiến thức, kinh nghiệm trong vấn đề quản lý và xây dựng phấp luật. Tôi nghĩ thế thì cần hơn, ông Hà bày tỏ quan điểm.

Theo Bộ trưởng thì cần nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách, không chỉ 35% mà cần 50-60% để "đội ngũ Quốc hội có vai trò khác đi.

Bỏ hội đồng nhân dân phường tiết kiệm được bao nhiêu?

IMG_6597

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý phát biểu tại tổ - Ảnh; Mỹ An

Đó là câu hỏi được đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) đặt ra khi thảo luận tại tổ về chủ trương thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Bà Thuý cho biết, trước đây Đà Nẵng cũng được chọn thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân cấp phường và thấy phù hợp, nhưng sau 7 năm thí điểm thì lại về vạch xuất phát.

Nay, Chính phủ đề xuất để Hà Nội được thí điểm, theo đại biểu Thuý là về cơ sở pháp lý thì đã rất đầy đủ. Chỉ có điều còn băn khoăn ở báo cáo đánh giá tác động.

Báo cáo nói thực hiện thí điểm thì sẽ tiết kiệm chi cho hoạt động, nhưng nói thế thì hơi định tính, cần có thêm so sánh lợi ích chi phí, ví dụ chi hàng năm cho bộ máy hội đồng  nhân dân phường thì hết bao nhiêu, bà Thuý góp ý. 

Về nhược điểm được nêu tại báo cáo đánh giá tác động là sẽ tác động đến tâm tư nguyện vọng của nhân dân, theo đại biểu Thuý thì nên lấy ý kiến của nhân dân về  việc thí điểm này. 

Cơ bản đồng tình với việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội, song đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) cho rằng, khi bỏ hội đồng nhân dân cấp phường thì cơ cấu hội đồng nhân dân quận làm sao phải bao quát, đại diện cho tất cả các phường.

"Phải tổ chức tiếp xúc cử tri, tổ chức các đường dây nóng để người dân ở các phường được tiếp cận, tiếp xúc với đại biểu hội đồng nhân dân quận, do chính người ta bầu ra. Quan trọng hơn cả là phải giải quyết nguyện vọng của cử tri một cách kịp thời", ông Nghĩa phát biểu.

Nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh rằng Tp.HCM là một trong 10 địa phương đã từng thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường theo nghị quyết 26 của Quốc hội (khóa XII) ngày 15/11/2008 có hiệu lực ngày 1/4/2009 và rút ra nhiều bài học quý giá, bà Tâm băn khoăn: "khi Quốc hội đi khảo sát, đánh giá thì lại không khảo sát ở Tp.HCM".

"Không lo chuyện không có người đại diện cho dân, vấn đề chỉ là ai đại diện, nếu không tổ chức ở cấp quận huyện phường thì hội đồng nhân dân thành phố sẽ là đại diện cho dân. Nhưng mục tiêu phải là giảm biên chế bền vững, muốn vậy đồng thời với việc không tổ chức hội đồng nhân dân cấp phường thì phải tổ chức lại bộ máy, phân định lại nhiệm vụ chức năng cho rõ ràng, không chồng chéo, trùng lắp, đem lại lợi ích thiết thực cho dân", bà Tâm bình luận. 

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top