Mới đây, Vĩnh Phúc đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc (SuperPort) với tổng vốn đầu tư gần 200 triệu USD do Liên danh Tập đoàn T&T Group của Việt Nam và Tập đoàn YCH của Singapore triển khai trên địa bàn thị trấn Hương Canh và xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ông đánh giá như thế nào về dự án này, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam sụt giảm đáng kể giữa đại dịch Covid-19?
Về góc độ ngoại giao, dự án này là "viên gạch hồng" góp phần xây đắp nhịp cầu hợp tác ASEAN và kết nối hữu nghị thân thiết Việt Nam – Singapore với sự kết nối của hai Thủ tướng.
Dưới góc độ kinh tế, đây là dự án đầu tiên đặt tại Việt Nam trong chuỗi mạng lưới logistics thông minh ASEAN thể hiện sự thành công của Chính phủ nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong nỗ lực thực hiện Kế hoạch hành động của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội Đảng tỉnh hướng tới chào mừng ĐH Đảng các cấp.
Với vị trí chiến lược tại tỉnh Vĩnh Phúc, cùng Trung tâm điều hành thông minh, cảng cạn SuperPort sẽ giúp nhanh chóng và dễ dàng vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường sắt, cũng như chuyển hàng tới các cảng biển và sân bay trong khoảng thời gian tối thiểu, Từ đó tạo điều kiện cần thiết cho sản xuất công nghiệp, là mắt xích thiết yếu giúp giảm chi phí thương mại, tăng sự ổn định cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại ở các quốc gia.
Theo ông, dự án sẽ góp phần kết nối các doanh nghiệp Vĩnh Phúc với các địa phương khác như thế nào? Nhờ những cải thiện về logistics, ông nhận định gì về vai trò của Vĩnh Phúc trong phát triển kinh tế của khu vực?
Hiện tại, Vĩnh Phúc có khoảng 160 mặt hàng được xuất khẩu nên việc đầu tư xây dựng Trung tâm logictics là rất cần thiết để tỉnh có thể giao thương, hợp tác thuận lợi với các nước trên thế giới.
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đây không phải là dự án có nguồn đóng góp cho ngân sách hấp dẫn nhưng được chính quyền và nhân dân ủng hộ với lý do ngoài việc giảm chi phí cho doanh nghiệp, dự án hỗ trợ làm tăng sức cạnh tranh của chuỗi cung ứng (là điều mà Vĩnh Phúc đang nghiên cứu và nỗ lực tìm hướng đi để doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc kết nối được với các doanh nghiệp nước ngoài và tham gia vào chuỗi toàn cầu trên thế giới) và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là điều khác biệt so với các dự án khác.
Vậy ông kỳ vọng gì về việc đón sóng FDI của tỉnh trong thời gian tới?
Thành công của Vĩnh Phúc trong kiểm soát đại dịch Covid-19 và những chính sách tích cực nhằm khôi phục kinh tế đang giúp Vĩnh Phúc gây ấn tượng mạnh với cộng đồng quốc tế, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn kinh tế lớn toàn cầu.
Tôi nghĩ sự đứt gãy của chuỗi cung ứng trong đại dịch Covid-19 đã làm cho các nhà đầu tư lớn có sự điều chỉnh về tư duy và cách suy nghĩ, đầu tư rất lớn. Vĩnh Phúc với lợi thế hơn 20 năm thu hút đầu tư FDI và bây giờ được xác định là cực kỳ an toàn sẽ là một địa điểm mà các nhà đầu tư thực sự nên xem xét và sẽ tìm hiểu.
Thực tế trong thời gian dịch vừa qua, Vĩnh Phúc vẫn tiếp đón các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu tình hình, cơ hội đầu tư; trong đó có những dự án quy mô rất lớn và được cấp phép như ICD Vĩnh Phúc, ToTO Nhật Bản... sẽ nhanh chóng làm thay đổi kết quả thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng bứt phá.
Về chiến lược phát triển trong giai đoạn tới, chúng tôi xác định rõ là tiếp tục lấy công nghiệp làm nền tảng, trong đó nỗ lực để Vĩnh Phúc trở thành trung tâm phát triển các cụm công nghiệp, nhất là cụm công nghiệp điện tử của đất nước. Phấn đấu để Vĩnh Phúc không chỉ có môi trường đầu tư kinh doanh tốt mà còn có môi trường sống tốt.
Để làm được điều đó, Vĩnh Phúc đang khuyến khích, tạo điều kiện cho các dự án FDI đầu tư và sản xuất tại Việt Nam theo hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước để doanh nghiệp Việt có điều kiện tiếp cận trực tiếp công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại và tri thức kinh doanh tin cậy, nâng cao ngành công nghiệp phụ trợ khi ngành này hiện nay vẫn còn là một vấn đề nhức nhối với cả nước.
Dự án Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc (SuperPort) có tổng vốn đầu tư gần 200 triệu USD (3.878 tỷ đồng) với công suất thiết kế khoảng 530.000 TEU được đầu tư làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 với tổng diện tích đất đề xuất sử dụng là 310.769m2. Giai đoạn 2 với tổng diện tích đất đề xuất sử dụng là 520.015m2. Thời gian thực hiện dự án là 50 tháng, kể từ ngày được phê duyệt chủ trương đầu tư.
Liên danh nhà đầu tư đặt quyết tâm sẽ tiến hành khởi công dự án ngay trong tháng 12/2020, và tiến độ này cũng được lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đồng ý về nguyên tắc nhằm sớm triển khai dự án, hiện thực hóa chỉ đạo của Thủ tướng hai nước.
Chi phí logistics hiện nay là rào cản lớn đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung, doanh nghiệp nói riêng. Theo tính toán của các chuyên gia, hiện nay chi phí cho logistics chiếm khoảng 17% GDP, tương đương khoảng 42 tỷ USD, đóng góp khoảng 4% vào GDP. Chi phí cao của logistics ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, Chính phủ đặc biệt quan tâm tới việc phát triển ngành logistics và coi đây là hoạt động kinh tế có giá trị gia tăng cao, đặt mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững.
Để đẩy mạnh phát triển lĩnh vực logistics tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Việc khởi động mạng lưới logistics thông minh ASEAN với dự án đầu tiên đặt tại Việt Nam sẽ góp phần thực hiện thành công kế hoạch hành động trên của Chính phủ. Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc sẽ là điểm kết nối chính trong cho chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu và khu vực giữa Trung Quốc, Việt Nam, ASEAN, Ấn Độ và các thị trường quốc tế khác.
Post a Comment