1. Câu chuyện của Katherine: “Tiết kiệm tiền mang lại động lực và cơ hội theo đuổi đam mê”

Khi còn trẻ và bắt đầu có thu nhập, tôi coi tài khoản ngân hàng của mình là khoản để mua sắm mọi thứ mình thích như giày dép, quần áo và uống café sang chảnh mỗi ngày. Tôi không có mục tiêu lâu dài. Tôi chỉ biết sống và làm việc để thỏa mãn những sở thích của bản thân và chưa bao giờ có kế hoạch B cả.

Tất cả bạn bè của tôi đều tiết kiệm tiền và tôi không thể tưởng tượng được tại sao phải làm việc đó. Nhưng mọi việc đã thay đổi chóng mặt khi bạn bè bất ngờ lên kế hoạch cho một chuyến đi trượt truyết ở Nhật Bản. Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ khi ngân sách của mình không đủ cho những việc bất ngờ xảy ra hoặc đề phòng cho những biến cố trong tương lai. Vì vậy, tôi bắt đầu ngừng việc mua sắm những đồ vật không thực sự cần thiết và bắt đầu tiết kiệm hơn – không chỉ là để dành cho những chuyến du lịch mà cho những việc lớn trong tương lai.

Công việc của tôi đòi hỏi phải đi lại nhiều và một ngày tôi bị va chạm xe cộ và chiếc xe bị phá hủy hoàn toàn. Công ty không chi trả bảo hiểm tai nạn, đồng thời, tôi bị mất việc. Trong cùng tháng đó, tôi phải làm phẫu thuật, tôi không thể kiếm được công việc mới rồi xin nghỉ phép để phục hồi sức khỏe. Do đó, lần đầu tiên trong một thời gian dài, tài khoản ngân hàng của tôi sụt giảm nhanh chóng. Tôi không có bảo hiểm y tế và cuộc phẫu thuật đã tiêu tốn của tôi một khoản không nhỏ, nhưng do tôi đã nỗ lực tiết kiệm tiền nên tôi đã vượt qua thời gian khó khăn này.

Trong khoảng thời gian phục hồi sau phẫu thuật, tôi có rất nhiều thời gian để suy ngẫm và tôi nhận ra rằng mình chưa bao giờ làm điều gì mà mình thực sự yêu thích. Tiền tiết kiệm dành dụm được có thể mang lại sự tự do để theo đuổi những lựa chọn khác. Nó cho phép tôi có khả năng kiểm soát những biến cố không lường trước được trong cuộc sống, cũng như thực hiện niềm đam mê của mình. Tận dụng khoảng thời gian nghỉ ngơi, tôi tập hợp một bộ hồ sơ về phong cách nghệ thuật của mình và tải lên trên mạng. Tôi bắt đầu bán hàng trên mạng. Sáu tháng sau, tôi đã kiếm được tiền từ chính những đam mê của mình. Tôi vẫn tiết kiệm và làm việc hướng tới mục tiêu tài chính của mình cũng như những ước mơ trong tương lai – sự khác biệt duy nhất là hiện tại, nhờ có khoản tiền tiết kiệm, tôi đã có thể thực hiện những ước mơ từng bị lãng quên trước đây.

2. Câu chuyện của Tracy: “Tiền tiết kiệm giúp chi trả cuộc sống sau ly hôn”

Có quỹ dự phòng cho phép tôi thanh toán các món nợ nhỏ, vì vậy, sau khi ly hôn, ngân hàng yêu cầu tôi đóng tài khoản chung với chồng cũ, tôi không cần vay tiền gia đình mình để trả nợ mà tự chi trả được. Điểm tín dụng của tôi cũng tăng cao cho phép tôi kiểm soát các khoản nợ cá nhân và hướng tới sự độc lập về tài chính. Tôi có 1.000 đôla trong tài khoản tiết kiệm hiện nay và sẽ chi trả cho khoản sửa chữa mái nhà hỏng năm ngoái. Tôi sẽ tiếp tục tiết kiệm tiền để bù đắp các khoản chi phí phát sinh.

Vượt qua sóng gió cuộc đời nhờ biết tiết kiệm
Hãy có kế hoạch tiết kiệm ngay từ bây giờ

3. Câu chuyện của Laura: “Tiền tiết kiệm giúp tôi khởi nghiệp kinh doanh”

Trước đây, một người kế toán khuyên tôi nên dành tiền tiết kiệm bằng 20% thu nhập. Đây thực sự là một kế hoạch cực kỳ thông minh mà tôi tuân theo hơn 12 năm qua. Trong suốt thời gian đó, tôi có 4 đứa con cần chi trả phí ăn học, trợ cấp cho vợ cũ của chồng và công ty của chồng tôi cần huy động vốn. Ngoại trừ các khoản chi phí, tôi tiếp tục tiết kiệm – mặc dù thu nhập của tôi hoàn toàn dựa trên hoa hồng.

Sau 5 năm: khi tôi phải từ bỏ vị trí đương nhiệm, tiền tiết kiệm có được vẫn cho phép tôi tự khởi nghiệp kinh doanh. Có thể nói rằng tiền tiết kiệm cho phép tôi từ bỏ công việc đầy áp lực mà rất nhiều người bạn của tôi vẫn đang mắc kẹt để theo đuổi đam mê.

4. Câu chuyện của Beth Anne: “Tiền tiết kiệm giúp tôi chăm sóc con trai khuyết tật tốt hơn”

Tôi và chồng nhận nuôi một đứa trẻ, nó tên là Holden từ Ấn Độ. Holden mắc chứng bệnh co cứng khớp, thằng bé không thể tự đi được và cần được phẫu thuật cũng như chăm sóc y tế đặc biệt. Có ngân sách tiết kiệm cho phép chúng tôi đi đến bệnh viện lớn để chứng kiến cuộc phẫu thuật chỉnh hình. Thoải mái chi trả cho những chuyến đi, chi phí đi lại, ăn ở có ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống của con trai tôi. Thêm nữa, chúng tôi cũng có thể chi trả cho những món đồ chơi và thiết bị hỗ trợ dành riêng cho trẻ khuyết tật.

Có tiền để dành cho phép tôi cắt giảm giờ làm (tôi là y tá) trong khi chồng tôi cũng nghỉ làm trong 9 tháng. Con trai luôn cần tôi trong vai trò một người mẹ cũng như người hỗ trợ trong suốt các cuộc phẫu thuật và vật lý trị liệu. Tôi và chồng cũng rất vui mừng vì đã lên kế hoạch tiết kiệm từ trước để thực hiện những việc này cho con trai.

Bạn nên tiết kiệm để chuẩn bị cho mọi sự thay đổi trong tương lai

Công ty JPMorgan Asset Management đã đưa ra bản báo cáo với nội dung những người ở độ tuổi 20 không chỉ nên tiết kiệm mà nên để dành 15% tổng thu nhập cho những trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong cuộc sống. Nói cách khác: bạn có thể kiểm soát được số tiền tiết kiệm nhưng không thể kiểm soát được điều gì sẽ xảy ra với mình theo thời gian. Đây mới chỉ là những vấn đề cá nhân.

Những yếu tố khác như thay đổi về chính sách an sinh xã hội, tình hình kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu tư… có thể khiến tình hình tài chính cá nhân trở nên tồi tệ. Hậu quả của việc không có đủ tiền tiết kiệm để trang trải những tình huống đó rất nghiêm trọng.

Bạn muốn có kinh tế để giúp đỡ anh chị em, con cái và cha mẹ mình. Bạn muốn có một cuộc sống an nhàn, thảnh thơi khi về già, đi du lịch thỏa thích…Vậy thì bạn cần trì hoãn sự hưởng thụ lại và tiết kiệm tiền cho tương lai.

Post a Comment

 
Top