Chủ nghĩa tư bản là một trong những hệ thống kinh tế xã hội được ưa thích nhất và cũng bị ghét bỏ nhất vũ trụ. Nhưng nó từ đâu mà ra? Từ khoảng thế kỷ 14, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng.
Một vài người nói rằng nó đã trở thành một công cụ cạnh tranh cần thiết đối với kinh tế toàn cầu, và hướng tới sự thành công của nó như là một hệ thống của sản xuất và sáng tạo. Người khác thì nói rằng kết quả của chủ nghĩa tư bản gây ra sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp, khai thác công nhân và bóp nghẹt tự do. Có thể là cả hai điều này đều đúng. Nhưng chủ nghĩa tư bản chính xác ra là cái gì?
Nói đơn giản, chủ nghĩa tư bản là hệ thống kinh tế xã hội và phương thức sản xuất và các hợp tác thương mại lên quan là sở hữu tư nhân. Đây không phải là tóm gọn hết tất cả định nghĩa về chủ nghĩa tư bản. Nhưng nó mô tả nguyên lí trái ngược lại với những hệ thống khác như chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và một loạt “chủ nghĩa” khác. Nói chung, các xã hội là một hỗn hợp các hệ thống khác nhau, và có khá nhiều nước có hỗn hợp kiểu vậy.Vậy, tại sao chủ nghĩa tư bản lại phổ biến đến vậy?
Chủ nghĩa tư bản đã lớn mạnh và thoát ra khỏi chế độ phong kiến trung cổ. Nói đến phong kiến như các nhà độc tài nhỏ bé. Các lãnh chúa sở hữu đất và đặt ra luật lệ. Nông nô sẽ sống trên những mảnh đất đó và làm việc trong các trang trại để đổi lấy sự bảo vệ từ lãnh chúa. Nhưng kể từ khi mỗi hệ thống được khép kín, cả lãnh chúa lẫn nong nô đều không có động lực để làm việc chăm chỉ so với lúc ban đầu. Một nông nô không bao giờ có thể hơn lãnh chúa, và ai cũng cho đó là bản chất cuộc sống. Nói ngắn gọn, chủ nghĩa phong kiến không có khái niệm về cạnh tranh tài chính. Và nếu không có Cạnh tranh thì sẽ không có công nghệ để đổi mới cải thiện xã hội.
Vì vậy, khi các nông nô cuối cùng đã có thể tự túc, và họ nổi dậy, họ còn tạo ra một tầng lớp nông dân mới cạnh tranh với nhau để bán những nông phẩm mà họ có để có đất và sự bảo vệ. Đây là sự ra đời của chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay và câu trích dẫn “đồng đô-la quyền lực”, cho phép nong nô trở thành địa chủ của chính mình nếu họ đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Đổi lại, các lãnh chúa sẽ trả lương cho công nhân của họ thay vì cung cấp nhà ở và sự bảo vệ, chuyển đổi một tập thể thành một hệ thống các cá nhân tự chịu trách nhiệm. Sau khi bước vào hệ thống kinh tế xã hội, chủ nghĩa tư bản lan nhanh như một vụ cháy rừng, và trở thành một phần hoạch định chính sách của hầu hết các nước. Mặc dù thế những nước thế giới thứ ba nghèo vật chất lại không thể tự thiết lập thị trường tự do hay chính sách tư bản cho quyền sở hữu tư nhân.
Để tìm hiểu vì sao chủ nghĩa tư bản trở nên hấp dẫn và phổ biến,hãy xem Phần 2 của đoạn phim.
Ghost & Bé Sao
CAFEKUBUA
Post a Comment