Việc kiểm tra giấy tờ của người ngồi trên xe đã có quy định từ trước và không có gì mới, đặc biệt nó phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành nên không có gì là lạm quyền.

Thông tư 01/2016 của Bộ Công an về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT, có hiệu lực từ ngày 15/2/2016.

Thông tư này có những nội dung đáng chú ý như quy định về 5 trường hợp CSGT được dừng xe, đặc biệt là quy định CSGT được trưng dụng bất kỳ phương tiện nào của người tham gia giao thông trong trường hợp khẩn cấp.

thongtuGT1Quy định CSGT được trưng dụng tài sản của người tham gia giao thông trong trường hợp khẩn cấp đang gây xôn xao dư luận. Ảnh minh họa: Phạm Hải

Những thông tin này vừa xuất hiện đã thu hút sự chú ý của dư luận với những ý kiến trái chiều. Chưa nói đến việc nội dung thông tư có phù hợp với các luật khác hay không, vấn đề an ninh và bảo toàn tài sản đang được người dân rất quan tâm.

PV đã trao đổi với Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt - Công an TP Hà Nội.

"Không tăng thêm quyền hạn cho CSGT"

Thông tư 01/2016 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát, hiệu lực từ 15/2, có gì mới thưa ông?

Thông tư 01/2016 bổ sung thêm một số mục so với thông tư 65 trước đây, nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện hơn cho việc tuần tra, xử lý vi phạm nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của người tham gia giao thông.

Tôi nhấn mạnh là quy định mới không tăng thêm quyền hạn cho CSGT.

Ngoài kiểm tra xe, người lái xe, thì còn kiểm tra cả người trên xe (điểm 1, điều 5). Xe 45-60 chỗ cũng sẽ kiểm tra từng người? Vì sao phải làm như vậy?

Việc kiểm tra giấy tờ của người ngồi trên xe đã có quy định từ trước và không có gì mới, đặc biệt nó phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành nên không có gì là lạm quyền. Theo pháp luật hiện hành, công dân phải có giấy tờ tuỳ thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước...

thongtugiaothong2Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt - Công an TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Hải

Trưng dụng xe làm hỏng phải đền

Điểm 6, khoản 5 của thông tư này quy định CSGT "được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật". Xin ông giải thích kĩ hơn về quy định này

Cảnh sát được phép trưng dụng bất kỳ phương tiện nào thậm chí cả điện thoại của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, việc này chỉ được phép trong trường hợp cấp bách như ngăn chặn tội phạm hình sự, đảm bảo an toàn, trật tự giao thông và an ninh quốc phòng.

Ngoài ra, cảnh sát khi trưng dụng làm hư hỏng xe của người dân thì phải đền bù.

Vậy thông tư này đã có hướng dẫn nào cụ thể về việc đền bù này chưa?

Hiện thông tư chưa đề cập đến vấn đề này.

Giả danh CSGT để trưng dụng xe, làm thế nào?

Trong trường hợp kẻ gian giả danh CSGT, "trưng dụng" xe của dân như CSGT thật, thì người dân có thể bị mất xe. Lúc đó phải làm thế nào?

Trường hợp giả danh cảnh sát trưng dụng xe của người dân chưa được đề cập đến trong thông tư này. Nếu có trường hợp đó xảy ra thì đã có luật khác quy định về việc giả danh người thi hành công vụ để chiếm đoạt tài sản người dân thì vẫn xử lý được.

5 trường hợp CSGT được dừng xe

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch TTKS của Cục trưởng Cục CSGT (C67) hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

- Thực hiện kế hoạch tổ chức TTKS và xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng TTKS giao thông đường bộ cao tốc thuộc C67, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên;

- Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; Văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

- Trường hợp cuối cùng là dừng xe để kiểm soát dựa trên tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Trích nội dung thông tư số 01/2016/TT-BCA (có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2016)

Post a Comment

 
Top