Nhóm nhà khoa học Nga và Mỹ hợp tác nghiên cứu và cho rằng trên sao Kim có sự sống ngoài hành tinh nên họ muốn đưa tàu vũ trụ đi tìm kiếm bất chấp nhiệt độ hủy diệt của nó.
Dự án Venera-D có nhiệm vụ điều tra những vệt đen trên sao Kim mà các nhà khoa học cho rằng đó là dấu vết của sự sống ngoài hành tinh.
Sao Kim là hành tinh nóng thứ hai sau Mặt Trời. Nó luôn nóng đến 462 độ C nên việc tồn tại sự sống ngoài hành tinh được coi là sự kỳ lạ.
Trước đây, Viện Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga đã công bố loạt hình ảnh do tàu thăm dò Venera chụp được cho thấy bằng chứng sự sống trên sao Kim.
Tiến sĩ vật lý và toán khoa học Leonid Ksanfomaliti thuộc Viện Nghiên cứu Vũ trụ đã giải thích về hình ảnh chụp cách đây 30 năm cho thấy chuyển động của những vật thể lạ trên bề mặt sao Kim.
Những vệt đen trên sao Kim đã làm các nhà khoa học chú ý đến từ thập kỷ 60, nhưng nhóm nhà khoa học Nga và Mỹ đã phát hiện ra vệt sẫm màu như dải băng tự nhiên bao bọc trong khí quyển sao Kim.
Nhóm nhà khoa học Nga và Mỹ sẽ thực hiện nhiệm vụ Venera-D, đưa tàu vũ trụ không người lái lên sao Kim để xác định vệt đen bí ẩn như bằng chứng về sự sống vi khuẩn ngoài hành tinh.
Kể từ khi phát hiện ra những vệt đen bí ẩn trên sao Kim, các nhà khoa học không ngừng nỗ lực giải thích về nó.
Họ đặt ra những giả thuyết như; đó là phóng xạ (như sắt và sulfur) hòa trộn trong mây, hay có thể là băng. Giả thuyết sự sống ngoài hành tinh được chú ý đến nhất.
Tuy nhiên, họ vẫn chưa dám chắc vào giả thuyết nào.
Các nhà khoa học dám chắc vệt đen bí ẩn dài khoảng 50km và rộng hàng chục km. Nhiệt độ chỗ vệt đen nằm trong khoảng từ 30 đến 70 độ C, thích hợp cho sự sống tồn tại.
Nhiệt độ trên sao Kim nóng 462 độ C đặt ra "nhiệm vụ bất khả thi" cho những con tàu vũ trụ được phóng lên.
Trong lịch sử, chỉ có tàu vũ trụ Mariner 5 thực hiện thành công sứ mệnh đổ bộ lên sao Kim, nhưng nó cũng "chết yểu" sau 93 phút.
Nếu các nhà khoa học muốn thực hiện được dự án Venera-D, họ phải chế tạo được con tàu vũ trụ chịu nhiệt "dị và khủng" chưa từng có.
Cẩm Mai (Nguồn: EWAO) / Ttvn
Post a Comment