Sáng nay (15/10), Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định 1058 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/8/2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42. 

Tính trung bình, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 4,7 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. 

Kết quả xử lý nợ xấu như trên cho thấy ý thức trả nợ của khách hàng đã được cải thiện một bước quan trọng. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết 42 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, về cơ bản, các phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của từng tổ chức tín dụng đã được phê duyệt. Riêng trong năm 2019, phía nhà điều hành đã triển khai đoàn kiểm tra công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 tại 7 tổ chức tín dụng.

"Nhờ các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh nên sự ổn định, an toàn của hệ thống được giữ vững; năng lực tài chính được củng cố, vốn điều lệ tăng dần; chất lượng quản trị điều hành của từng tổ chức tín dụng từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế; tỷ lệ nợ xấu nội bảng (theo Thông tư số 02) của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được duy trì dưới mức 2% (đến 31/8/2019 là 1,98%)", ông Nguyễn Văn Du, Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước nói.

Còn theo ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, mặc dù công tác cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với nợ xấu đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc.

Vì vậy, trong thời gian tới, để tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành trong giai đoạn tiếp theo, Ngân nhà Nước sẽ tập trung vào nhiều giải pháp như theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện phương án đã được phê duyệt để chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai; tập trung xử lý phương án cơ cấu lại một số ngân hàng mua bắt buộc trên cơ sở bảo đảm tuân thủ đúng quy định, đúng chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Chính phủ.

Đồng thời, tiếp tục xử lý các tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém; hoàn thiện cơ chế xử lý các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém không có khả năng phục hồi bằng các hình thức phù hợp với quy định.

Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai chuẩn mực an toàn theo Basel 2. Tập trung chỉ đạo các rà soát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định; chủ động nhận diện các khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu để có các giải pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh

Đặc biệt, bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để tham mưu xử lý về vấn đề tăng vốn của các ngân hàng thương mại Nhà nước và cổ phần hóa Agribank.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top