Đó là đề xuất của Chính phủ tại tờ trình Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nội dung này được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chiều 16/10.

Theo dự thảo, Chính phủ đề xuất thực hiện thí điểm việc không tổ chức hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tại những phường nơi thực hiện thí điểm, hội đồng nhân dân phường chấm dứt hoạt động khi nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc, ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục hoạt động cho đến khi ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2021 - 2026 được thành lập.

Không có hội đồng nhân dân phường, hội đồng nhân dân quận, thị xã sẽ được giao quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường.

Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.

 Quyết định danh mục các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn phường; quyết định chương trình, dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn phường được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở phường; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân phường; giám sát việc thực hiện ngân sách phường đã được Hội đồng nhân dân quận, thị xã quyết định

Ủy ban nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phường sẽ lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm dự toán thu, chi ngân sách các phường), trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình và ngân sách các phường, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách.

Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm ngân sách các phường), trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn. Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường.

Đáng chú ý, chủ tịch ủy ban nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức hội đồng nhân dân phường có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân phường. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phường.

Thẩm tra nội dung trên, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Chính phủ bổ sung, làm rõ một số nội dung để bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội.

Đó là phải làm rõ hơn cơ sở chính trị - pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc thí điểm; mục đích, yêu cầu; phạm vi thí điểm và tính khả thi của việc thực hiện thí điểm tại tất cả các phường tại các quận và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị lý giải kết luận số 46-KL/TW giao Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự đảng Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện 3 nội dung để thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Nhưng đến nay, Chính phủ mới chỉ trình Quốc hội 1 nội dung về thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân, còn các nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho Hà Nội và việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủ đô vẫn chưa được trình Quốc hội xem xét, quyết định và lộ trình dự kiến trình Quốc hội về các nội dung này.

 Báo cáo thêm một số vấn đề, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết nếu trình Quốc hội nội dung này tại kỳ họp tháng 5/2020 để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn thì vẫn kịp thực hiện thí điểm từ 2021. 

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top