Khi mới mua về

Với chảo mới mua và chưa sử dụng, chị em nên rửa chảo qua một lần với nước rửa chén cho sạch bề mặt chảo sau đó quét một lớp cà phê lên mặt chảo và đem hâm nóng, sau đó rửa lại chảo cho sạch. Cách này giúp khử mùi của lớp sơn chống dính và giúp chảo dễ rửa hơn.

Trong quá trình nấu

- Không làm nóng chảo khi trong chảo không có dầu ăn: Phần lớn chị em có thói quen đun nóng chảo rồi mới cho dầu ăn vào nhưng cách này chỉ hợp với chảo được là từ gang, nhôm... Còn với chảo chống dính, khi sử dụng, không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu. Nếu không, sẽ làm lớp sơn chống dính dễ bong tróc và gây độc hại cho người dùng.

- Đun chảo ở nhiệt độ vừa: Nhiều người muốn nấu nhanh nên thường để ở lửa lớn, nhiệt độ cao nhưng làm như vậy sẽ khiến chất chống dính trong chảo phân hủy, có thể gây độc hại. Tốt nhất, nên để lửa ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình, tập trung ngọn lửa ở chính giữa đáy nồi. Nhờ vậy, chảo sẽ giữ được tuổi thọ lâu hơn.

me
Không dùng chảo chống dính để kho hay nướng đồ ăn vì sẽ làm lớp chống dính nhanh bong.

- Không dùng chảo chống dính để kho hay nướng đồ ăn vì sẽ làm lớp chống dính nhanh bong.

- Chỉ dùng thìa, muỗng silicon hoặc bằng gỗ để xào nấu các món ăn trong chảo. Dùng thìa nhôm, sắt hay inox... sẽ làm bong lớp chống dính, giải phóng các chất độc vào món ăn, gây nguy cơ nhiễm bệnh cho cơ thể.

- Khi chảo đang nóng, không được cho trực tiếp nước mắm hoặc muối vào vì lớp sơn chống dính sẽ bị rỗ, nhanh bong tróc.

Khi cọ rửa

Không để muối hoặc cặn thức ăn bám vào chảo quá lâu sẽ gây khó khăn cho việc rửa sạch chảo. Đặc biệt, với chảo vừa dùng xong, không nên cho ngay vào nước lạnh, mà để chảo nguội dần, dùng khăn giấy lau sạch dầu mỡ trên bề mặt sau đó mới rửa sạch.

Nên rửa chảo bằng nước ấm vì sẽ làm nhanh trôi lớp dầu mỡ và cặn bẩn.

Không dùng những chất tẩy rửa nồng độ cao vì chất tẩy rửa sẽ làm nhanh hỏng lớp sơn chống dính.

Không sử dụng các loại miếng lau rửa chảo làm từ chất liệu cứng vì nó có thể làm xước bề mặt chảo, nên sử dụng miếng bọt biển để lau rửa, vừa sạch lại vừa an toàn cho bề mặt chảo.

Sau khi rửa và cất chảo, chị em không để các dụng cụ khác đè lên bề mặt chảo chống dính sẽ gây xước bề mặt chảo.

Ngoài ra, chị em đặc biệt lưu ý, không nên dùng chảo khi lớp sơn trên chảo đã bong tróc.

“Tuyệt chiêu” chiên rán mọi đồ ăn không bị bắn dầu, sát chảo

1. Làm ráo thực phẩm trước khi chiên rán: Nước và dầu ăn thường không hòa tan với nhau, đồng thời khi cho nước vào dầu sôi có sự chênh lệch nhiệt độ nên dầu ăn sẽ bị bắn tung tóe.

Làm ráo thực phẩm là nguyên tắc tối quan trọng để giúp món chiên rán không gây bắn dầu ra xung quanh. Sau khi rã đông, để ráo nước, bạn nên cẩn thận dùng giấy thấm thực phẩm để thấm hết số nước còn động lại trên bề mặt thực phẩm.

2. Làm nóng chảo trước khi cho dầu ăn hoặc mỡ vào: Làm cho chảo thật nóng trước khi cho dầu mỡ vào chiên rán giúp cho thực phẩm không bao giờ bị sát chảo.

Bằng chứng là trước đây, khi chảo chống dính chưa phổ biến, chúng ta vẫn có thể làm được món chiên rán đẹp mắt mà không bị sát.

3. Chà chanh vào đáy chảo: Đây là cách đơn giản để hạn chế hiện tượng bắn dầu mỡ ra khỏi chảo. Bạn hãy chà một lát chanh vào đáy chảo trước khi cho dầu mỡ vào sẽ rất hiệu quả.

4. Sử dụng muối: Đợi dầu sôi, rắc thêm một chút muối hạt vào dầu ăn trước khi cho thực phẩm vào chiên rán là cách mà nhiều bà nội trợ áp dụng để món chiên rán vừa không bắn dầu lại không sát chảo. Ngoài ra, muối còn khử độc trong dầu ăn rất tốt.

5. Sử dụng hoa tiêu: Khi chiên rán, nếu gặp loại thực phẩm có nhiều nước làm tăng thể tích của dầu mỡ khiến chúng có nguy cơ trào ra khỏi chảo, bạn hãy thả 1 ít hoa tiêu vào chảo để chặn đứng hiện tượng này nhé.

6. Dùng bìa cứng: Nếu quên không áp dụng những biện pháp trên, bạn hãy hạn chế tình trạng dầu mỡ văng khắp nơi bằng một tấm bìa cứng thay vì đậy vung.

Nguyên nhân là bởi đậy vung sẽ làm cho món chiên rán không được giòn trong khi tấm bìa cứng có khả năng hút hơi nước sẽ giúp cho món ăn của bạn hoàn hảo.

Post a Comment

 
Top