Dưới đây là 5 hiểu lầm thường thấy về chủ nghĩa tư bản (thị trường tự do)

Hiểu lầm 1: Thị trường tự do khiến người nghèo chịu thiệt thòi.

Từ năm 1970, tỷ lệ phầm trăm dân số thế giới sống dưới mức tương đương 1 USD/ngày đã giảm hơn 80%.

Thành tích này không phải là kết quả của bất cứ chương trình hỗ trợ nước ngoài hay viên trợ phát triển nào của Liên Hiệp Quốc. Mà đó là do sự lan rộng sự buôn bán tự do đã đạt được sự thần kỳ đó. Tính riêng ở Trung Quốc, từ khi thương mại được mở cửa tự do hóa (một phần) kéo theo đầu tư nước ngoài – đầu tư chứ không phải trợ cấp – đã nâng mức sống có 400 triệu người nghèo bần cùng chỉ trong 20 năm, từ 1981 đến 2001.

Trong lịch sử mà chúng ta biết, chưa từng có một lực lượng nhân tạo nào có thể cải thiện cuộc sống vật chất của người nghèo như chủ nghĩa tư bản.


Hiểu lầm (lừa dối) 2: Chủ nghĩa tư bản bị thúc đẩy bằng lòng tham.

Nếu tất cả những doanh nhân khởi nghiệp đều chỉ quan tâm đến tiền, thì họ chắc chắn sẽ sống tốt hơn nhiều nếu kiếm một công việc làm công ăn lương ổn định. Theo một nghiên cứu gần đây của trang Careerbuilder.com, các chủ doanh nghiệp quy mô nhỏ có thu nhập hàng năm ít hơn 19% so với các cấp quản lý của chính phủ.

Những doanh nhân bị thúc đẩy bởi một mong muốn mạnh mẽ là tự kiểm soát vận mệnh của mình, ít nhất thì về mặt tài chính. Họ cố gắng vươn lên để đạt được một điều gọi là “thành công do bản thân”.

Đối với một số người, thành công do mình tức là công việc kinh doanh thành công; với một số người khác, đó là nuôi dạy được những đứa trẻ ngoan, xây dựng một tổ chức phi lợi nhuận, tạo ra sản phẩm nghệ thuật đẹp – bất cứ thứ gì mà khiến con người tạo ra được giá trị trong cuộc sống của họ và của người khác.
Chỉ có thị trường tự do mới đem lại tự do cá nhân để cho phép họ thực hiện được điều đó.
Nếu đã một lần khởi nghiệp, bạn chắc chắn hiểu được cảm giác hoang mang đến lo sợ rằng “không biết thị trường ngoài kia có cần đến sản phẩm của tôi hay không? Hay, sản phẩm của tôi có đủ tốt để thỏa mãn người tiêu dùng hay không?” Điều này, về mặt định nghĩa là trái ngược hẳn với sự ích kỷ. Trong một nền kinh tế thị trường thực sự, nếu mối quan tâm đầu tiên mà một doanh nhân đặt ra không phải là nhằm thỏa mãn nhu cầu của người khác mà là số tiền anh ta kiếm được, anh ta gần như chắc chắn sẽ thất bại.


Hiểu lầm thứ 3: Thị trường tự do khiến con người ghen ghét nhau.

Từ năm 1973, tổ chức Khảo sát Xã hội đã tổ chức các buổi thăm dò ý kiến người dân Mỹ rằng họ tin vào vận may hay làm việc chăm chỉ là yếu tố quan trọng hơn để thành công. Trong vòng 40 năm, khoảng 60-70% người trả lời chọn làm việc chăm chỉ. Trong một khảo sát gần đây, tổ chức nghiên cứu Pew Research chỉ ra 88% người Mỹ được hỏi có thái độ ngưỡng mộ những người đạt được sự giàu có bằng con đường làm việc chăm chỉ.

Quan điểm này là một nét độc đáo ở nước Mỹ. Theo World Values Survey, người Mỹ thường quy chiếu thành công là nhờ làm việc chăm chỉ hơn là các quốc gia khác. Ví dụ người Mỹ tin vào giá trị của chăm chỉ gấp đôi người Pháp.
Nhìn thẳng vào sự thật, nhiều người Việt Nam ghét người thành công và ghét người giàu, dù bằng cách nào. Chúng ta có cách nói trào phúng nhưng đã trở thành phổ biến, ở Việt Nam muốn thành công thì “thứ nhất quan hệ, hai tiền tệ, ba trí tuệ, còn lại thì mặc kệ”. Điều này đúng vì Việt Nam không có Kinh tế Thị trường [đúng nghĩa]. Hệ thống kinh tế quan liêu với các tập đoàn nhà nước tuy vận hành yếu kém và thua lỗ nhưng lại được trao quá nhiều ưu tiên. Bộ máy nhà nước cồng kềnh đã đi quá phận sự nên có của mình trong việc chi phối quá sâu vào hoạt động kinh doanh, khiến cho các doanh nghiệp tư nhân không cạnh tranh được và cũng không có một môi trường đủ công bằng và tự do để phát huy hết khả năng của mình.

Ở một xã hội mà trong đó những sáng tạo được tưởng thưởng và trao cơ hội, ở đó việc tự do buôn bán nuôi dưỡng khát vọng và cả tham vọng. Chính trong những xã hội kém tự do về tư bản, có ít doanh nhân và do đó kinh tế trì trệ, ở đó sự ganh ghét, ghen tị mới có đất thịnh vượng. Đây chính là trường hợp ở Châu Âu, nơi người dân ngày càng yêu cầu nhiều phúc lợi từ chính phủ mà không đòi được giữ nhiều hơn thu nhập của mình (thuế thu nhập cao để bù vào phí phúc lợi). Ở Việt Nam thì còn tệ hơn: thuế cao, và và phúc lợi cực kỳ kém.


Hiểu lầm thứ 4: Thị trường tự do gây nên cuộc Đại suy thoái

Tự do kinh doanh không tạo ra cuộc đại suy thoái. Chính việc kiềm chế thị trường tự do mới là nguyên nhân. Chế độ tập quyền nhà nước và sự phụ thuộc vào nhà nước đi cùng với nhau tạo thành cái gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu/bè phái (Crony Capitalism) đã vắt kiệt nền kinh tế Hoa Kỳ trong những năm 1929-1933.

Một nhà nghiên cứu tại Cao đẳng American Enterprise, Peter Wallison đã viết, 2 thập kỷ của các chính sách chỉ đạo sai lầm đã tạo hoàn cảnh cho bong bóng bất động sản phình lên. Khi giá nhà đấp sụp đổ, thì kéo theo cả hệ thống tài chính. Khi đó, xem ai xuất hiện đầu tiên trong danh sách được giải cứu? Các công ty lớn: hãng xe, ngân hàng và các hãng tín dụng thế chấp khổng lồ do nhà nước chống lưng.

Do đó, Đại suy thoái không phải do chủ nghĩa tư bản hay thị trường tự do tạo ra. Đó là thứ chất độc sinh ra do một chính phủ cồng kềnh ăn dây với các doanh nghiệp bè phái. Giải pháp cho khủng hoảng chính là cho phép tự do kinh doanh nhiều hơn nữa: tạo ra một hoàn cảnh công bằng mà khi đó các doanh nhân có nhiều cơ hội đầu tư tiền của mình và chấp nhận tạo ra lợi nhuận hay rủi ro chịu lỗ.

Tại Việt Nam và khối Cộng sản (trước 1991), đều có một thời gian bài trừ kịch liệt kinh tế thị trường. Họ xây dựng một thứ oái ăm gọi là nền kinh tế tập trung trong đó nhà nước quản lý và phân chia tất cả mọi của cải trong xã hội, từ cân gạo cho đến lạng thịt. Hậu quả là hàng tiêu dùng khan hiếm, giá đội lên cao, người sản xuất không bán được hàng, người tiêu dùng không mua được sản phẩm. Lạm phát phi mã, nền kinh tế quốc gia rơi vào nguy khốn. Những nghịch lý như thế này không bao giờ xảy ra ở thị trường tự do, và chính các quốc gia này, để tồn tại đã phải thay đổi và chấp nhận thị trường tự do.


Hiểu lầm thứ 5: Thị trường tự do không công bằng.

Ở Việt Nam và thậm chí là nhiều nơi trên thế giới, người ta thường nghe thấy lập luận rằng “không công bằng khi người giàu sở hữu quá nhiều tài sản hơn người nghèo”. Một giáo sư kinh tế học kể lại chuyện như sau, học sinh của ông cũng nhiều khi phàn nàn về việc tài sản trên thế giới thâu tóm trong tay một số ít người còn số người nghèo lại quá ít. Ông bèn đề nghị một nửa lớp học giỏi hơn chia ¼ số điểm mình cho nửa còn lại kém hơn để tăng sự công bằng về kết quả học tập cho cả lớp. Ngay lập tức sự tranh luận về công bằng chấp dứt.

Chúng ta đều công nhận rằng cần phải có một sự tái phân chia thu nhập trong xã hội để trả phí cho chính phủ hoạt động và bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Nhưng một khi mà con người được tự do kinh doanh, thì kết quả không thể tránh khỏi là sẽ có người có thu nhập cao hơn những người khác. Đối với phần lớn người Mỹ, sự công bằng không phải ở sự tái phân chia của cải, công bằng nằm ở tưởng thưởng lao động – và thị trường tự do cho phép họ làm được điều đó.

Vậy chính thị trường tự do hay chủ nghĩa tư bản – giống như tự do ngôn luận, tự do tụ họp và tự do tôn giáo – khiến thế giới này công bằng hơn.

Minh Trí tổng hợp từ Prager University / DKN

Posted by Việt Anh

http://thanhnientudo.com

Hãy bỏ ra 2 giây Like Page ! Bạn sẽ nhận được thông tin thường xuyên !

Trang cộng đồng chia sẻ các thông tin bổ ích cho mọi nhà .

Fanpage cập nhật tin tức :

https://www.facebook.com/thanhnientudo.vn

https://www.facebook.com/thanhnien-express

*Nếu bài viết này hữu ích với bạn, hãy “tiếp lửa” cho Thanh Niên Tự Do bằng cách bấm

Like, Google +1, Tweet hoặc Chia Sẻ, Gửi….cho bạn bè , người thân. Chân thành cảm ơn!
Like và Share để chia sẻ những Cảm Xúc của bạn

Post a Comment

 
Top