Trong công văn xin chủ trương tiếp tục dự án nạo vét khơi thông luồng tại các cảng quân sự, Bộ Quốc phòng kiến nghị Thủ tướng cho Bộ Quốc phòng có cơ chế đặc thù cá biệt, được xuất khẩu 25 triệu m3 cát nhiễm mặn để thực hiện dự án.

Bộ Quốc phòng cho biết, để đảm bảo toàn cho tàu thuyền Quân chủng Hải quân neo đậu, cơ động thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân chủng Hải quân triển khai 3 dự án nạo vét luồng vào các cảng quân sự tại Cam Ranh và Phú Quốc.

Trong số này, có dự án chưa triển khai được do chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài của Chính phủ, các địa phương chưa có nhu cầu sử dụng cát nhiễm mặn san lấp.

Bộ Quốc phòng cho biết, hiện nay, luồng ra vào cảng và vùng nước các cảng quân sự đang bị bồi lắng do tác động mạnh của biến đổi khí hậu, không đủ độ sâu an toàn cho các tàu chiến đấu cơ động làm nhiệm vụ. Đường cất hạ cánh của thủy phi cơ đang phải sử dụng chung với luồng chạy tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Vì vậy, việc nạo vét khơi thông luồng tại các cảng quân sự là cần thiết và cấp bách.

Tuy nhiên, theo bộ này, nếu dùng ngân sách thực hiện 3 dự án nạo vét trên phải sử dụng kinh phí trên 6.000 tỷ đồng, trong khi Bộ Quốc phòng chưa có nguồn ngân sách để thực hiện.

Còn trong trường hợp dùng nguồn vốn xã hội hóa, tận thu cát nhiễm mặn xuất khẩu để thực hiện 3 dự án nạo vét nêu trên không sử dụng ngân sách Nhà nước thì các loại thế Nhà nước thu được là 656.077.911.360 đồng và lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế là 25.951.593.634 đồng.

Do vậy, Bộ Quốc phòng đề xuất, thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước để triển khai thực hiện các dự án nói trên.

Thứ hai, trong điều kiện Chính phủ không bố trí được nguồn ngân sách, đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ Quốc phòng tiếp tục thực hiện các dự án trên theo cơ chế đặc thù cá biệt, được xuất khẩu toàn bộ khối lượng cát nhiễm mặn tận thu từ dự án lấy thu bù chi, không sử dụng ngân sách Nhà nước. Dự kiến khối lượng cát nhiễm mặn xuất khẩu là 25.000.000 m3.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top