Một học thuyết nói lên mối liên hệ biện chứng của tư tưởng triết học duy vật: "Vũ trụ là một thể thống nhất".

Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Một hiệu ứng liên quan chặt chẽ giữa thế giới

Hiệu ứng cánh bướm là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc.

Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian.

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Khi một biến số không đáng kể lại gây ra một sai khác vô cùng lớn

Câu chuyện một con bướm vỗ cánh ở bán cầu này có thể gây ra một cơn bão ở bán cầu kia là một ví dụ minh họa cho lý thuyết này nhưng sau này lại trở thành tên gọi học thuyết.

Những sự kiện bé nhỏ nhưng để lại những hệ quả to lớn về sau, do đó học thuyết này có ý nghĩa nhân văn và khoa học lớn lao.

Nguồn gốc học thuyết

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Cánh bướm mong manh cũng góp phần làm thay đổi cả thời tiết

Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ một bài nói chuyện có tựa đề

"Tính dự đoán được: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?".

Trước đó vào năm 1961, trong khi mô phỏng một dự đoán về thời tiết trên máy tính, Lorenz đã lỡ nhập số liệu là 0,506 thay vì 0,506127 như dự định, và do đó đã thu được kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác so với tính toán ban đầu.

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Hiệu ứng cánh bướm có liên hệ chặt chẽ với vật lý lượng tử

Từ kết quả này Lorenz đã đề cập tới sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài nói chuyện.

Theo đó một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé cũng có thể gây ra sự thay đổi (dù rất nhỏ) trong điều kiện gốc của hệ vật lý, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cánh cách hàng vạn km.

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Đừng xem thường những biến số nhỏ

Cũng theo Lorenz thì tỉ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với toàn bộ cơn lốc là quá nhỏ, vì thế con bướm chỉ có vai trò không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn cho hệ vật lý.

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Những biến số tạo nên một hàm số phức tạp với kết quả không thể đoán hết được

Nói cách khác thì nếu một cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn lốc, thì một cái đập cánh khác cũng có thể dập tắt nó.

Và bên cạnh cái đập cánh của con bướm thì còn có vô vàn hoạt động khác có động năng đáng kể hơn rất nhiều có thể ảnh hưởng tới thời tiết

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Mọi thứ đều có liên hệ mật thiết với nhau

Năm 1969, ông công bố phát hiện này của mình với câu nói nổi tiếng: "Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas".

Hiệu ứng cánh bướm trong khoa học

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

"Hiệu ứng cánh bướm" là một khái niệm quan trọng của ngành khoa học mới ra đời vào những năm cuối thế kỉ XX là các hệ cơ học phi tuyến.

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Đừng bỏ qua vai trò của sai số!

Chính vì thế dự báo thời tiết vẫn chỉ là dự báo vì không thể tính toán hết sự thay đổi khi xuất hiện một tác nhân nhỏ ảnh hưởng quá trình thu thập thông tin.

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Chúng ta luôn tác động lẫn nhau và với thế giới xung quanh

Điều này cho thấy sự đáng sợ của những sai số vô cùng nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thực nghiệm.

Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Còn dưới góc nhìn của quan hệ nhân quả, hiệu ứng cánh bướm được diễn giải có phần giống với quan niệm "gieo nhân nào gặp quả nấy".

Chẳng hạn trong cuộc sống, một việc tốt bạn làm dù nhỏ bé có thể sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho nhiều người khác mà bản thân bạn không ngờ tới.

Hiện tượng với một thay đổi nhỏ của điều kiện ban đầu đưa đến sự biến đổi lớn chính như trong tục ngữ có câu "một đốm lửa có thể đốt cháy cả cánh đồng" hoặc "sai một li đi một dặm".

Bài học cho con người

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Từ quan điểm tâm linh, "Hiệu ứng cánh bướm" nhấn mạnh sự quan trọng của tư tưởng và sự tương quan giữa các hành động, lời nói, tư tưởng, biểu hiện định luật toàn cầu rằng "Vạn vật đồng nhất thể".

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Vạn vật đồng nhất thể

Chúng ta thường tự ti vào khả năng của mình và không tin vào khả năng thay đổi thế giới của bản thân.

Nhưng mọi thứ đều có thể xảy ra, chúng ta đang sống trong một thế giới thống nhất, do đó mọi hành động của các nhân tố dù là nhỏ nhặt cũng góp phần thay đổi thế giới.

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Vũ trụ là một thể thống nhất

Bài học ở đây là: Không nên xem thường những chi tiết nhỏ, sự vật hiện tượng dù nhỏ đến đâu cũng nằm ở trong một thể thống nhất của tự nhiên.

Và một sự thay đổi nhỏ đó cũng có thể tạo nên những biến chuyển lớn của toàn thể thế giới xung quanh.

Tất cả những việc chúng ta làm tại thời điểm hiện tại – dù nhỏ cũng không có nghĩa là "Vô nghĩa", nó luôn có một ý nghĩa nào đó và đang trực tiếp đóng góp vào sự dịch chuyển chung của toàn thể xã hội.

Hiệu ứng cánh bướm: Sự thống nhất biện chứng của thế giới

Một tác động nhỏ dẫn đến sự thay đổi lớn

Mọi sự vật đều nằm trong một thể thống nhất, mọi hành động đều mang một ý nghĩa nào đó tác động lên môi trường xung quanh và những ý tưởng và hành động của bạn có thể làm thay đổi cả thế giới. Điều đó không phải là "ngẫu nghiên"

Post a Comment

 
Top