Hơn 4 thập kỷ đã qua đi nhưng những ký ức kinh hoàng trong vụ thảm sát tại thế vận hội Munich (Đức) của tổ chức khủng bố "Tháng Chín Đen" vẫn còn ám ảnh những người.

Tháng Chín Đen (Black September) là tên tổ chức khủng bố của Palestine. Tổ chức này chịu trách nhiệm trong vụ bắt cóc và thảm sát 11 nhân viên và vận động viên Israel và bắn chết một cảnh sát Tây Đức trong Thế vận hội Mùa hè 1972 diễn ra ở Munich, Đức.

43 năm trôi qua, những hình ảnh kinh hoàng của vụ khủng bố tại Thế vận hội mùa hè lần thứ 20 tổ chức ở thành phố Munich, thủ phủ bang Bavaria (Đức) vẫn còn đọng lại trong tâm trí của những người chứng kiến năm đó.

Thảm sát Munich - Ký ức đầy kinh hoàng

Vào đầu tháng 9/1972, mọi người đang háo hức chờ đón một Thế vận hội mùa hè Munich (Đức) hoành tráng và tràn đầy không khí của thể thao thì một nhóm khủng bố đã tấn công và bắt giữ vận động viên làm con tin.

Tháng Chín Đen
Tên của Tháng Chín Đen (Munaẓẓamat Aylūl al-aswad) bắt nguồn từ cuộc xung đột Tháng Chín Đen diễn ra từ 16/9//1970 khi vua Hussein của Jordan tuyên bố thiết quân luật để đáp lại cuộc đảo chính Fedayeen nhằm lật đổ nhà vua — khiến cho hàng nghìn người Palestine bị chết hoặc bị trục xuất ra khỏi Jordan.
Tháng Chín Đen ban đầu là một nhóm nhỏ những người Fatah quyết tâm báo thù vua Hussein và quân đội Jordan.

Lúc 4 giờ 30 sáng giờ địa phương ngày 5/9, khi các vận động viên đang ngủ, 8 thành viên thuộc tổ chức Tháng Chín Đen mặc quần áo trùm rộng mang theo các túi đồ đựng súng tấn công AKM, súng lục Tokarev pistols và lựu đạn trèo qua hàng rào cao 2m đột nhập vào làng Olympic Munich.

noi-am-anh-kinh-hoang-suot-4-thap-ky-mang-ten-thang-chin-den11 nạn nhân bị Tháng Chín Đen bắt cóc


Chúng khống chế và bắt cóc 11 vận động viên Israel làm con tin. Mục đích của chúng là đổi mạng của 11 người lấy sự tự do của 234 tù nhân Palestine bị giam ở các nhà tù Israel.

Tuy nhiên, chính phủ Israel đã không đáp ứng yêu sách của bọn khủng bố. Kết cục là hai vận động viên Israel bị giết tại một phòng ở làng Olympic Munich.

Sau đó, chúng đưa 9 vận động viên Israel còn lại đến sân bay Munich, tiếp tục yêu sách đòi trả tự do cho tù nhân Palestine và yêu cầu cảnh sát cung cấp một chiếc máy bay để bọn chúng tẩu thoát tới Cairo (Ai Cập).

Trong khi dùng kế "hòa hoãn" với bọn khủng bố, cảnh sát Đức đã lên kế hoạch giải cứu con tin.

Kế hoạch giải cứu thất bại

Chính quyền Đức đã vờ đồng ý với yêu cầu di chuyển tới Cairo của bọn khủng bố. Vào lúc 10 giờ 10 tối, một chiếc xe bus chở các con tin và những kẻ khủng bố đến địa điểm của chiếc trực thăng quân sự Bell UH-1.

Ban đầu, kế hoạch của những kẻ khủng bố là đi tới Riem, sân bay quốc tế gần Munich, nhưng những nhà đàm phán thuyết phục chúng rằng đi tới Fürstenfeldbruck sẽ dễ dàng hơn.

Những người giải cứu con tin, đi trước các con tin và bọn khủng bố Tháng Chín Đen trong một trực thăng khác và đã có một động thái bí mật: Họ bố trí một đội tấn công vũ trang tại sân bay.

noi-am-anh-kinh-hoang-suot-4-thap-ky-mang-ten-thang-chin-den (1)Khu vực xảy ra cuộc đấu súng giữa nhóm khủng bố và cảnh sát Đức

Năm tay súng bắn tỉa Đức được bố trí quanh sân bay, trong đó3 người ở trên mái tháp điều khiển, một nấp sau xe tải dịch vụ và một sau một tháp tín hiệu nhỏ ngang tầm mặt đất.

Kế hoạch là người Đức sẽ ra tay khi chúng lên máy bay, giúp cho những tay súng bắn tỉa có cơ hội giết những kẻ khủng bố còn lại tại các máy bay trực thăng.

Nhưng khi lực lượng quân đội Đức nã súng, bọn khủng bố bắn trả dữ dội, rồi quay sang bắn chết 9 vận động viên bị bắt làm con tin. Sau vụ đấu súng, 5 trong 8 tên khủng bố bị bắn chết tại chỗ; một cảnh sát Đức thiệt mạng.

Ba tên khủng bố còn lại nằm trên mặt đất, một trong số chúng giả chết và đã bị cảnh sát bắt giữ. Hai tên còn lại bị thương, và bị cảnh sát khống chế sau đó.

Gần 2 ngày từ lúc vụ việc xảy ra đến khi bọn khủng bố bị tiêu diệt và bắt giữ, vụ thảm sát mang tên "Tháng Chín Đen" đã kết thúc.

11 vận động viên Palestine và 1 cảnh sát Đức thiệt mạng là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho các vận động viên và thế giới ngày đó.

Hai ngày diễn ra vụ thảm sát Munich năm 1972 là hai ngày đen tối nhất trong lịch sử Olympic. Ở thời điểm diễn ra vụ bắt cóc con tin, Olympics Munich năm 1972 bắt đầu đi vào tuần thứ hai.

Sự kiện thể thao lớn này bị gián đoạn một thời gian sau vụ thảm sát, và chỉ khởi động trở lại sau lễ an táng 11 nạn nhân.

Ngày 6/10, một cuộc tưởng niệm các nạn nhân với sự tham dự của 80.000 người cùng 3.000 vận động viên đã được tổ chức tại Olympic Stadium.

Bí mật bị phanh phui: Sự thờ ờ của Mật vụ Đức trước vụ việc

Qua các tài liệu mật cũng như kết quả điều tra, tin điện ngoại giao và biên bản các cuộc họp nội các đã bóc trần những nỗ lực nhằm bưng bít sự thật đáng chê trách:

Mật vụ Đức tuy đã biết trước nguy cơ khủng bố trong dịp Thế vận hội sắp diễn ra ở Munich, nhưng vẫn cố tình làm ngơ như không có chuyện gì.

noi-am-anh-kinh-hoang-suot-4-thap-ky-mang-ten-thang-chin-den (2)Vụ thảm sát Munich gây chấn động dư luận thời bấy giờ

Ngay trước thời điểm khai mạc Thế vận hội Olympic Munich 1972, cơ quan mật vụ Đức đã nhận được những cảnh báo về một cuộc tấn công nhắm vào các vận động viên.

Cụ thể vào ngày 14/8/1972, một nhân viên Sứ quán Tây Đức tại Beirut (Liban) tình cờ nghe được nguồn tin với nội dung sắp có sự cố lớn trong kỳ Olympic Munich sắp tới.

Đến ngày 22/8/1972, Bộ Ngoại giao Đức tức tốc báo động cho Cơ quan Phản gián bang Bavaria cùng lời đề nghị có biện pháp đối phó nhằm ngăn chặn mối nguy cận kề.

Thậm chí tạp chí Gente xuất bản ở Milan (Italy) trong số ra ngày 2/9/1972, ba ngày trước thời điểm xảy ra bi kịch tồi tệ này, đã chỉ đích danh các thành viên thuộc nhóm Tháng Chín Đen đang lên kế hoạch hành động trong thời gian diễn ra Thế vận hội tại Đức.

Tuy nhiên, đến tận hai ngày sau khi vụ thảm sát xảy ra, giới chức phụ trách an ninh Munich mới có được thông tin này qua công văn cảnh báo từ đồng nghiệp ở Hambourg.

Sự thờ ơ trong trách nhiệm bảo đảm an ninh của nước đăng cai (Đức) đã gây chấn động phong trào Olympic quốc tế, khiến dư luận thế giới hết sức bất bình.

Sự kiện này đã dẫn đến việc ra đời của các lực lượng chống khủng bố thường trực, chuyên nghiệp và được huấn luyện quân sự ở phần lớn các quốc gia châu Âu.

Có thể kể đến như: GSG 9 (của Đức) hay GIGN (của Pháp) hoặc cải tổ và đặc biệt hóa các đơn vị sẵn có thành lực lượng như vậy, ví dụ đội đặc nhiệm không quân (Special Air Service) của Anh...

Chân dung kẻ chủ mưu

Theo hồ sơ tình báo Đức, một số phần tử tân phát xít Đức đã bí mật giúp đỡ những phần tử khủng bố Tháng 9 đen chuẩn bị và tiến hành vụ bắt cóc các vận động viên Israel ở Olympic Munich 1972.

Hồ sơ tình báo Đức cho biết, kẻ chủ mưu vụ tấn công kinh hoàng là Mohammed Oudeh, bí danh Abu Daud. Daud đã chỉ huy vụ khủng bố từ một quán cà phê ở nhà ga trung tâm của thành phố Munich.

noi-am-anh-kinh-hoang-suot-4-thap-ky-mang-ten-thang-chin-den (3)Mohammed Oudeh được cho là kẻ chủ mưu thảm sát Munich 1972

Sau vụ thảm sát Munich, Daud sang Đông Âu một thời gian trước khi đến Li Băng để tham gia cuộc nội chiến tại nước này. Đến năm 1999, ông ta trốn sang Syria và xuất bản cuốn hồi ký "Palestine: Từ Jerusalem đến Munich".

Trong đó, Daud bày tỏ sự hối tiếc về vụ thảm sát đã gây tác dụng ngược khi dư luận thế giới đã phẫn nộ hơn là đồng cảm với cuộc đấu tranh của người Palestine.

Daud còn viết rằng, ý định ban đầu là dùng các vận động viên Israel để mặc cả và quy trách nhiệm những gì đã xảy ra cho sự cứng đầu của bà Golda Meir, Thủ tướng Israel khi đó.
Daud qua đời do suy thận tại Damascus vào tháng 7/2010 ở tuổi 73.

Post a Comment

 
Top