Thế nào gọi là tôn nghiêm? Người có quyền không lạm dụng quyền lực để điều khiển người khác, kẻ không có quyền thì có khả năng bảo vệ quyền lợi của mình, nói một cách đơn giản, tôn nghiêm là quyền lợi của mỗi cá nhân được tôn trọng.

Bài viết của một người Hoa dưới đây cho thấy “Sự tôn nghiêm kiểu Mỹ”, từ chính những điều mà bản thân tác giả từng trải qua: Tôn nghiêm không phải là khi mặt đỏ tía tai gào thét khản cổ mà là khi tự tin, bình tĩnh, hòa nhã.

(Ảnh minh họa/Pixabay)

Để sống có tôn nghiêm

Tôi có một người bạn đại học sau 5 năm tốt nghiệp đã trở thành chủ tịch huyện của một huyện nhỏ có dân số khoảng 100.000 người khi chỉ mới 28 tuổi, rồi sau đó trở thành trưởng ban tuyên truyền của quận, có xe và tài xế riêng. Anh ấy có tham vọng chính trị rất lớn, ở trong quan trường, anh này như thể cá gặp nước vậy.

Có một lần về nước tôi đến thăm anh ấy, câu hỏi đầu tiên anh hỏi tôi là: “Vì sao cậu không về nước? Trung Quốc hẳn là có nhiều vị trí và cơ hội phù hợp với chuyên ngành của cậu hơn đấy”. Tôi không hề do dự nói: “Vì để sống một cách có tôn nghiêm.”

Anh ấy nhìn tôi bằng ánh mắt không thể hiểu nổi. Nhưng cũng không tiếp tục hỏi thêm mà dặn tài xế luôn túc trực đợi lệnh lái xe đưa tôi đến nơi anh ấy làm việc để tham quan và còn đùa rằng: “Tôi không lái xe lâu rồi, nhưng hôm nay, tôi sẽ làm tài xế của cậu”. Ý của anh ấy là hôm nay tôi là khách quý của anh ấy, nhưng cũng khiến tôi ý thức được rằng hôm nay anh ấy đang “hạ mình”. Trong mắt anh ấy thì tài xế là tôi tớ cấp thấp.

Chúng tôi đi đến đâu cũng được rất nhiều người rào trước đón sau, tâng bốc, ngay cả đi ăn cũng được ông chủ đích thân ân cần niềm nở đón tiếp, đây điều mà tôi chưa từng trải qua ở Mỹ.

Sau bữa cơm, anh ấy lại nhắc chuyện cũ, nói rằng tôi mà ở Trung Quốc thì chắc chắn sẽ còn hơn cả anh ấy, tại sao lại nghĩ rằng đây là sống không có tôn nghiêm chứ? Tôi không trả lời mà hỏi rằng nếu ngày nào đó anh ấy trở thành người bình thường, thì liệu có còn được đãi ngộ như thế này không?

Anh ấy nói mình chưa từng nghĩ đến việc sẽ trở thành người bình thường, nhưng nếu có thì có lẽ sẽ không còn được đón tiếp như thế này nữa. Vậy thì đúng rồi. Thật ra ở Trung Quốc, chẳng cần trở thành một người bình thường để cảm nhận sự khác biệt về tôn nghiêm đâu, chỉ cần thay đổi góc nhìn, liệu bạn có thể tôn trọng tài xế của mình như với cấp trên hay không? Chẳng qua là họ làm những nghề nghiệp khác nhau mà thôi.

Anh bạn của tôi thành thật thừa nhận là không thể và đột nhiên hiểu ra ý của tôi rồi cảm thán nói, dù ở đây mình có vẻ ghê gớm, nhưng nếu lên tỉnh, thành phố hoặc Bắc Kinh, chắc chắn cũng chỉ là một chức vụ rất nhỏ, thậm chí còn bị người ta xem là “chó hoang” nữa kìa. Đúng thế, ở Trung Quốc, một người nào đó có được tôn trọng hay không hoặc được tôn trọng đến mức nào quyết định bởi thân phận xã hội mà bạn khoác trên người là lớn hay nhỏ hoặc tiền của bạn nhiều hay ít.

Ở Mỹ, tôi là một người dân bình thường điển hình, dù nói tiếng Anh không được lưu loát hoặc pha tiếng địa phương và có một khuôn mặt lạ, nhưng mỗi khi đi đến đâu tôi cũng rất ít khi cảm thấy mình không được tôn trọng, nếu có thì cũng chỉ do những người Trung Quốc mới di cư đến. Dù là ở nơi học tập, làm việc hay mua sắm, dù mặc quần áo hàng hiệu hay rách rưới, những gì mà cá nhân tôi trải nghiệm là không còn bị người ta không khai soi mói.

Nhưng ở Trung Quốc thì tôi lại cảm thấy không được tôn trọng và bị kỳ thị vì mặc quần áo không được cao cấp cho lắm, hay bởi vì giọng nói không được chuẩn hoặc xuất sắc, cũng có thể là do ngoại hình không giàu có, không cao quý… Tôi cũng nói với anh bạn của mình rằng mỗi ngày tôi đều rất tự hào khi làm tài xế cho bản thân và gia đình, đôi khi tôi cũng sẽ làm tài xế chở đồng nghiệp và bạn bè. Khi ra ngoài ăn cơm trưa, cấp trên của tôi hoặc cấp trên của cấp trên cũng có lúc sẽ làm tài xế chở chúng tôi đi.

(Ảnh: americanwebdream.com)

Tôn trọng người khác là giá trị cơ bản của phương Tây

Thị trưởng thành phố nơi tôi sống ở Mỹ, hay thậm chí là đa số các Nghị viên Quốc hội, Bộ trưởng hoặc Thống đốc đều tự mình lái xe đi làm. Dù có tài xế riêng, họ cũng sẽ cư xử rất lịch sự, một là việc tôn trọng người khác là giá trị cơ bản của phương Tây, hai là tài xế cũng chiếm một phiếu bầu cho những người này.

Trong xã hội này, trên là Tổng thống, dưới là những người lao động tay chân như khuân vác, dọn dẹp, họ đều là những người phục vụ cho mọi người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Bởi vì sự phân công xã hội bất đồng đẳng với cơ hội, đồng thời vì một số yếu tố khác tạo nên sự khác biệt cao thấp giữa các ngành nghề, điều này được thể hiện qua việc thanh toán bằng tiền bạc và địa vị, nhưng sự tôn nghiêm của các nghề nghiệp và của cá nhân hoàn toàn không có sự khác biệt.

Sự tôn nghiêm của cá nhân vẫn tồn tại trong một xã hội bình thường, đã là con người thì cần phải được tôn trọng.

Nhưng ở Trung Quốc, muốn có được sự tôn nghiêm thì phải thông qua việc trao đổi vật chất bên ngoài, ví dụ như dùng tiền, quyền thế hoặc địa vị xã hội… Đây là bởi vì đa số mọi người phải đạp lên người khác để leo lên, leo đến một đẳng cấp nào đó rồi sẽ hưởng thụ khi dẫm đạp lên cấp thấp hơn cũng như đục khoét sự tôn nghiêm của người khác.

Vốn dĩ nghèo không nhất thiết phải là cấp thấp, cấp thấp cũng không phải là không có tôn nghiêm, giàu có quyền thế cũng không đồng nghĩa với có tôn nghiêm.

Trên thế gian này có rất nhiều người sống nghèo khổ nhưng có tôn nghiêm. Còn ở Trung Quốc ngày nay, nghèo khổ lại trở thành “không có tôn nghiêm”.

“Nịnh trên nạt dưới”, “quan xem thường người dân”, tôn trọng người giàu coi thường người nghèo”… là sự tôn nghiêm theo kiểu Trung Quốc. Người Trung Quốc ngày nay nếu bỏ đi lớp vỏ bọc quyền thế và tiền bạc thì liệu còn lại gì?

Theo Secret China

Ngọc Trúc

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top