Trong xã hội ngày nay, chúng ta không khó để nhận thấy nữ nhân ngày càng suy giảm tính ôn nhu, thùy mị, mềm mại và kín đáo. Trong khi nam nhân lại mất dần tính mạnh mẽ, cương trực khiến xã hội ngày càng bất an, đảo lộn. Đây đều là đi ngược hẳn với đặc tính nguyên sơ của mỗi người.

(Ảnh minh họa: Gettyimages)

Xã hội hiện đại đề xướng “nam nữ bình đẳng”, “nữ nhân có thể đội nửa bầu trời”… Cách giáo dục và văn hóa biến dị ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của con người, khiến rất nhiều nữ nhân biến thành nam nhân, phá vỡ những tiêu chuẩn truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ

Nhu hòa là đặc tính nguyên sơ của phụ nữ

Văn hóa truyền thống đề cao đức hạnh của người phụ nữ. Vai trò “giúp chồng dạy con”, khiêm cung nhường nhịn, dịu dàng như nước, vẻ đẹp tâm hồn, lấy nhu thắng cương, bao dung của người phụ nữ luôn được đề cao trong mọi lĩnh vực như đời sống, văn học nghệ thuật, thơ họa… Những phẩm đức này của người phụ nữ không phải ai áp đặt ra mà đó chính là sự an bài theo đặc tính, thuộc tính nguyên sơ của người phụ nữ. Cổ nhân còn tin rằng, phụ nữ nhu hòa, dịu dàng là do Thần định ra như thế.

Ngày nay, nói đến việc người phụ nữ phải nhu hòa, dịu dàng, rất nhiều người trẻ tuổi sẽ cười nhạo, cho rằng đó là lạc hậu, là kìm nén sự phát triển của phụ nữ. Họ cho rằng nhu mềm là yếu nhược, mạnh ức hiếp yếu, khôn thì sống mà dại thì chết, cho rằng phụ nữ có thể gánh được nửa bầu trời… khiến cho các gia đình càng ngày càng sóng gió, bất hòa. Nhưng những người lớn tuổi, hay người am hiểu đạo đều biết, những quan niệm này đều là biến dị, đi ngược lại với văn hóa truyền thống của người xưa.

Nữ là thuộc tính âm nên phải ôn nhu, dịu dàng

(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Khái niệm âm dương trong văn hóa truyền thống được nhắc đến rất nhiều, ở mọi phương diện như trong Thái Cực, Chu Dịch, Bát Quái, Trung y…Hầu hết những gì thuộc về truyền thống đều lấy âm dương làm nền tảng lý luận. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều có tồn tại thuộc tính âm dương. Cho nên, con người và sự vật nếu như đều có thể thuận theo sự an bài sẵn theo thuộc tính của mình thì mới có thể cân bằng, hài hòa và yên ổn. Còn nếu như cậy mạnh lấn yếu, bên dưới lại mạo phạm bên trên thì sẽ sinh ra biến dị, nghiêng lệch, không hài hòa. Âm dương đảo ngược, âm thịnh dương suy… đều là biểu hiện của sự biến dị.

Người chồng là thuộc tính dương, là cương, mạnh mẽ. Người vợ là thuộc tính âm, là nhu mềm. Trong gia đình, người chồng cương trực, vững chãi, khoan dung, độ lượng làm chủ, làm người bao bọc bên ngoài gia đình. Ngược lại, người vợ có tính ôn nhu, nhún nhường, mềm mại làm phụ, làm người quán xuyến bên trong gia đình. Đây cũng chính là sự an bài theo đặc tính của người chồng, người vợ trong gia đình.

Nhưng đến thời kỳ mạt Pháp ngày nay, đạo đức xã hội bại hoại, khiến âm dương phản đảo, âm thịnh dương suy. Không ít phụ nữ trở nên nam tính, lấn át người chồng trong gia đình. Con người không còn tín ngưỡng, đạo đức khuyết thiếu, lòng người không còn sự chân thành, mâu thuẫn xã hội, gia đình ngày càng trở nên gay gắt, các vấn đề xảy ra ngày càng nhiều. Giữa hai vợ chồng khuyết thiếu sự tin tưởng, chân thành, tranh giành háo thắng, không còn có sự kính trọng nhường nhịn lẫn nhau, làm cho gia đình ly tán.

Phụ nữ bao dung là hợp Thiên đạo

(Ảnh minh họa/Internet)

Khái niệm “nam tôn nữ ti” trong văn hóa truyền thống bị bóp méo thành “trọng nam khinh nữ”, cho rằng thân phận của người nam thì cao quý còn người nữ thì thấp hèn.

Trong “Hệ Từ” của “Kinh Dịch” viết: “Thiên tôn địa ti, càn khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần, quý tiện vị hĩ …” càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ. Ý nói rằng, trời ở trên cao đất ở dưới thấp, càn khôn đã được định rõ là như thế. Lấy tôn cao ti thấp để trình bày rõ, cao thấp ra sao đã sẵn ở vị trí đó rồi … Cung càn tạo thành nam, cung khôn tạo thành nữ.

Trong văn hóa truyền thống, “Kinh Dịch” là tác phẩm kinh điển để nghiên cứu quy luật vận hành của thiên thể vũ trụ. Nó giữ vai trò trọng yếu trong văn hóa truyền thống, nó ảnh hưởng rất lớn đến Nho gia, Đạo gia, trung y hay dưỡng sinh… Trong đó, Càn chỉ những đối tượng như trời, người nam, quân vương… Khôn chỉ những đối tượng như đất, người nữ, hoàng hậu, phi tần…

Để phù hợp với đạo, người phụ nữ phải có tấm lòng bao dung, khiêm tốn, có đức dày để nâng đỡ vạn vật, vô tư không oán hận giống như đại địa. Tương tự như vậy, người đàn ông để phù hợp với đạo thì phải cao xa, chính trực, không ngừng vươn lên giống như trời xanh vậy.

Phụ nữ khiêm cung là phù hợp với tự nhiên và học thuyết Âm dương

Trong “Nam tôn nữ ti”, người nam có đặc tính của người nam, người nữ có đặc tính của người nữ. Chính sự khác biệt về đặc tính ấy quyết định sự phân công công việc của người nam và người nữ là ở nhà hay ngoài xã hội. Người nam và người nữ một khi thuận theo đạo, tuân thủ nghiêm ngặt vị trí, địa vị của mình thì gia đạo tự nhiên sẽ hưng vượng. Đây là phù hợp với đặc tính tự nhiên của nam nữ và cũng là phù hợp với học thuyết âm dương.

“Nam tôn”, “tôn” ở đây là động từ, ý chỉ người đàn ông phải có phẩm chất cao thượng, chính trực, làm cho người khác phải tôn trọng, tôn kính mình. “Nữ ti” tức là người nữ phải luôn khiêm tốn, bao dung, khiến cho người khác cảm thấy gần gũi, dễ chịu. “Ti” ở đây cũng là động từ, trong cổ ngữ có nghĩa là khiêm tốn, dễ gần, thân thiết gần gũi.

“Nam tôn nữ ti” là an vị hợp với tự nhiên và âm dương hài hòa. Cho nên, “nam tôn nữ ti” là đạo lý để người đàn ông và phụ nữ trong cuộc đời hay trong hôn nhân nên sống như thế nào cho hài hòa, không có hàm nghĩa chỉ sự bất bình đẳng, coi trọng người nam mà khinh thường người nữ.

Cổ ngữ nói: “Gia chi lương thê, do quốc chi lương tướng”, tức là nhà có người vợ hiền cũng giống như quốc gia có vị tướng hiền tài. Một người phụ nữ, người vợ trí tuệ sẽ nhất định thuận theo Thiên lý, giữ gìn bản chất của nữ nhân, giữ sự ôn nhu thùy mị, không tranh mạnh yếu, cao thấp với chồng.

An Hòa (dịch và t/h)

Tri Thức VN

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top