Giáo dục ở nhà trường và gia đình của Nhật Bản chú trọng xây dựng tinh thần tập thể, biết suy nghĩ cho người khác của trẻ. Những người lớn lên trong phương thức giáo dục khác nhau cũng sẽ tạo ra môi trường khác nhau khi tiếp xúc với xã hội và công sở. Ví dụ như ngành dịch vụ của Nhật xếp hàng đầu thế giới, thể hiện rõ ràng nhất truyền thống lễ nghi của người Nhật.

(Ảnh: Internet)

Tôi sống ở Nhật đã mười mấy năm, tuy đã học được cách khiêm tốn, biết chịu trách nhiệm, nhưng tính cách cao ngạo tự đại vẫn khó mà thay đổi được, vì vậy đối với tinh thần tập thể, phối hợp của người Nhật, đôi lúc tôi cảm thấy rất khó khăn.

Năm ngoái, khi tôi vào công ty mới, tôi phát hiện ra rằng trên bàn của mỗi người đều có dán một bảng “Quy tắc không được tự mình nhận định”. Đây là công ty nhắc nhở mọi người rằng một người không thể trả lời câu hỏi của khách hàng, để mọi người hợp sức, phối hợp cùng nhau giải đáp vấn đề, phục vụ khách hàng.

Ban đầu, tôi không hiểu lắm cách làm này, tôi cảm thấy hoàn toàn có thể tự mình giải quyết vấn đề, vì sao cứ phải tập hợp mọi người mới được? Hơn nữa, tôi nghĩ rằng một mình mình là có thể làm tốt công việc rồi, không cần người khác giúp đỡ. Thế nên khi trả lời câu hỏi của khách hàng, có khi tôi không hỏi ý kiến cấp trên và cũng không hỏi các “tiền bối”, thậm chí có lúc cũng không làm theo quy định của công ty, cho rằng suy nghĩ của mình tốt hơn. Và thế là tôi đã tự mình trả lời các vấn đề của khách hàng. Tuy cấp trên và các tiền bối rất không vừa lòng, nhưng tôi vẫn cứ kiên trì như thế, thậm chí đôi khi tôi còn tranh luận với tiền bối nữa.

Vài tháng sau, cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra được: công ty yêu cầu phục vụ khách hàng một cách đồng bộ là do suy nghĩ của một mình mình chắc chắn sẽ không rộng và không hiệu quả bằng tất cả mọi người cùng phối hợp, tiếp thu ý kiến của tập thể. Đặc biệt là khi xuất hiện những vấn đề khó khăn, mọi người sẽ phối hợp với nhau, cùng giải quyết vấn đề, đồng thời làm tốt công việc một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn để khách hàng hài lòng ra về.

Người Nhật có tinh thần phối hợp tập thể cao độ. (Ảnh minh họa qua Asianbeat)

Dần dần tôi cũng đã hòa nhập vào tập thể của mọi người, biết phối hợp, suy nghĩ cho người khác, cố gắng bỏ đi cái tôi của mình, không còn độc đoán, chuyên quyền. Tôi nhận ra rằng sau khi bỏ đi cái tôi “sĩ diện, sợ bị người khác nói” đi thì công việc của tôi càng lúc càng thuận lợi hơn.

Cấp trên và tiền bối rất tốt và sẵn sàng giúp đỡ, họ giải thích cho tôi những vấn đề khó xử lý, nếu tôi không hiểu, họ sẽ giải thích lại. Đồng thời, họ thường xuyên an ủi tôi, mỗi ngày chỉ cần hiểu một vấn đề thôi cũng được.

Có một lần, tôi không hiểu vấn đề của khách hàng là gì mà lại đưa ra câu trả lời không đúng, mọi người đều vô cùng lo lắng. Một vài tiền bối lập tức chạy đến giúp tôi tìm ra câu trả lời, một vị lớn tuổi nhất đã nghĩ ra đáp án và nói ngay với tôi, nhờ vậy mà tôi mới có thể thuận lợi giải đáp cho khách hàng.

Khi mọi người thường hay phải bận rộn thì tôi lại gặp sai sót, nhưng các tiền bối không hề phàn nàn, họ vẫn giúp đỡ, cổ vũ tôi kiên trì, công ty cũng an ủi tôi tiếp tục cố gắng thì sẽ tốt lên, khiến tôi cực kỳ cảm động và tôi đã từ bỏ ý định muốn từ chức. Sự phối hợp ăn ý và thấu hiểu này không thể hiện năng lực làm việc của một người mà là cả bộ phận, cả tâp thể cùng hoàn thành công việc.

Chúng ta đều có thể thấy được tinh thần phối hợp tập thể của người Nhật trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, mọi người dùng sức mạnh tập thể để hoàn thành công việc, giống như nếu mở rộng hết cả 5 ngón tay ra thì chắc chắn sức sẽ rất yếu, nhưng nếu nắm chặt tay lại thì sức mạnh sẽ vô cùng lớn. Bên cạnh đó, tinh thần không ngơi nghỉ khi làm việc chưa thành công của người Nhật cũng rất đáng khen ngợi.

Ngọc Trúc biên dịch

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top