Hiện các quan chức của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đang đưa ra ý tưởng thành lập 7 khu vực thương mại xuyên biên giới với Việt Nam để đưa các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc đến lắp ráp sản phẩm tại đây và dán nhãn “made in Vietnam”, theo South China Morning Post.
Hiện các quan chức của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đang đưa ra ý tưởng thành lập 7 khu vực thương mại xuyên biến giới với Việt Nam để đưa các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc đến lắp ráp sản phẩm tại đây và dán nhãn “made in Vietnam”. Ảnh: SCMP
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã chính thức bắt đầu vào cuối tuần qua khi Mỹ đã “khởi chiến” bằng việc đánh thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.
Xung đột thương mại giữa Bắc Kinh và Washington là những diễn biến không mong muốn đối với Trung Quốc, nhưng các quan chức ở Quảng Tây – nơi 7 “khu vực thương mại xuyên biên giới” với Việt Nam đang được lên kế hoạch nhằm sản xuất hàng “Made in Vietnam” – được xem là một cơ hội.
Hiện các quan chức của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đang đưa ra ý tưởng thành lập 7 khu vực thương mại xuyên biến giới với Việt Nam để đưa các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc đến lắp ráp sản phẩm tại đây và dán nhãn “made in Vietnam”. Một trong những khu vực này là thị xã Bằng Tường, thuộc thành phố khu Sùng Tả của Trung Quốc.
Phó thị trưởng của thành phố này, Lu Hui, bày tỏ với South China Morning Post rằng rất muốn tạo ra một khu hợp tác với Việt Nam với “nguồn vật liệu, vốn và nhân công tự do”, và các sản phẩm được sản xuất trong khu vực này có thể được lựa chọn dán nhãn “made in Vietnam” hay “made in China”.
Wang Fanghong, một lãnh đạo của thị xã Bằng Tường, cũng cho biết cuộc chiến thương mại với Washington có thể là động lực cho các khu thương mại lên kế hoạch tăng trưởng. “Có thể là một cơ hội” cho thị trấn nhỏ này tăng tốc độ phát triển, Wang nói.
Ông Wang cũng nói thêm, các nhà xuất khẩu tại Trung Quốc “sẽ gặp khó khăn khi gửi trực tiếp tới Mỹ và một số sẽ được vận chuyển qua các nước thành viên ASEAN”.
Các quan chức Trung Quốc đang nỗ lực chào hàng kế hoạch này cho các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu ở trung tâm sản xuất của đất nước. Tỉnh Quảng Đông và các tỉnh đồng bằng sông Dương Tử cho biết họ sẽ tiếp cận lao động rẻ từ Việt Nam và một loạt các chính sách ưu đãi tại biên giới hai nước.
Những chính sách này, theo các tài liệu quảng bá truyền thông, sẽ làm giảm chi phí hậu cần, nhân sự và thuế.
Các quan chức Trung Quốc nói rằng chi phí tiền lương sẽ thấp hơn đáng kể ở các khu vực xuyên biên giới. Ảnh: EPA
Các công nhân nhà máy ở Thâm Quyến và Quảng Đông được trả lương trung bình 5.000 nhân dân tệ một tháng (tương đương 750 USD), so với mức trung bình hàng ngày từ 80 đến 100 nhân dân tệ (12 USD đến 15 USD) được trả cho công nhân ở miền bắc Việt Nam.
Từ năm 2007, Hà Nội và Bắc Kinh bắt đầu xúc tiến mô hình khu hợp tác kinh tế qua biên giới tại các tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai… nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn thành quá trình đàm phán để bắt đầu xây dựng.
Ý tưởng tạo ra các khu vực xuyên biên giới để tạo thuận lợi cho thương mại không phải là mới và chính phủ Trung Quốc có hợp tác với Myanmar, Lào, Nga và Kazakhstan, mặc dù nỗ lực thiết lập một khu vực tương tự với Bắc Triều Tiên đã thất bại.
Theo Liu Kaiming, người đứng đầu Viện Quan sát đương đại ở Thâm Quyến, theo yêu cầu của các nhà xuất khẩu, Trung Quốc đang tìm cách bảo vệ chống lại sự phẫn nộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Liu nói thêm rằng các khu vực thương mại xuyên biên giới có thể là một nền tảng thử nghiệm tốt cho các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu muốn vận chuyển qua các quốc gia khác, hoặc thậm chí di dời các hoạt động sản xuất của họ. “Nhưng vấn đề là, liệu Việt Nam có đồng ý hay không”, ông nói.
(Theo South China Morning Post)/ ĐKN
Post a Comment