Năm 2018 Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã gửi gắm niềm tin và kỳ vọng 2019 sẽ thành công hơn nữa và chúng ta đã làm được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 sáng 30/12.
Thủ tướng cám ơn sự hiện diện của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phúc Trọng, là sự vinh dự lớn, khích lệ tinh thần chúng ta trong điều hành đất nước vượt qua mọi thách thức trong mọi mặt trận kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại.
Sau đó, người đứng đầu Chính phủ đã nêu 1 số vấn đề lớn là nguyên nhân, hệ quả của những gì đạt được năm nay và xa hơn.
Khó, nhưng không phải không làm được
Ông nhấn mạnh, những thành quả kinh tế xã hội 2019 đã chứng minh ý chí, nỗ lực, tinh thần đoàn kết, quyết tâm lớn sẽ đạt được thành quả, trong đó có những mục tiêu tưởng chừng khó đạt được.
Cụ thể là, quy mô càng lớn khó tăng trưởng nhanh, điều này không đúng. Năm 2018 quy mô kinh tế Việt Nam gần 250 tỷ USD, gấp 9,3 lần so với 1986, và 1,3 lần năm 2015. Nhưng 2016 chỉ tăng trưởng 6,51%, thì năm 2019 là 7,02% đưa quy mô đạt tăng trưởng 7,02%.
Quy mô càng lớn thì để đạt 1% tăng trưởng khó khăn nhưng "không phải không thể đạt được", ông nhấn mạnh.
Về mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và ổn định vĩ mô, Thủ tướng phân tích, ở giai đoạn trước đây Việt Nam đã từng chấp nhận giảm tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô.
Năm 2019 không chỉ tăng trưởng nhanh, còn duy trì được nền tảng vĩ mô ổn định. tỷ giá ổn định trong môi trường tài chính toàn cầu biến động. Nợ công giảm từ hơn 64% GDP năm trước về còn 56,1% GDP. Cán cân thương mại hàng hoá thặng dư gần 10 tỷ USD. Quy mô xuất nhập khẩu hơn 517 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối gần 80 tỷ USD…
Những con số mà 10 năm trước chúng ta không thể hình dung được, lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh.
Vấn đề tiếp theo được Thủ tướng đề cập là số lượng, chất lượng tăng trưởng. Ông nói, các mô hình tăng trưởng trước đây cho thấy, để đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh chất lượng tăng trưởng thường giảm sút.
Nhưng thực tế 2019 chứng minh điều ngược lại. 2019 Việt Nam thuộc nhóm quốc gia tăng trưởng cao, hàng đầu trong khu vực châu Á, chất lượng tăng trưởng rõ nét, thể hiện qua tăng năng suất lao động. Đóng góp của TFP đạt hơn 46%. Tốc độ tăng năng suất lao động khoảng 6,2% cao hơn nhiều so với các nước khu vực. Tăng tín dụng khoảng 12,8%.
Về một số ý kiến cho rằng các nước đang phát triển ở giai đoạn toàn cầu hoá để có tăng trưởng nhanh thường chấp nhận đánh đổi yếu tố môi trường, xã hội, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, Chính phủ luôn nhất quán thông điệp "phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi môi trường"; xác định công thức 3 trong 1 của phát triển là kinh tế - xã hội và môi trường.
Nhiều địa phương đã lồng ghép 3 trụ cột này. 3 mục tiêu này không loại trừ nhau, bổ sung cho nhau và cùng hướng tới phát triển toàn diện, ông nói.
Ông gửi lời cảm ơn tới từng người dân, doanh nghiệp, cán bộ công chức đã tận tuỵ làm việc trong năm qua để đạt được thành quả kinh tế, xã hội như hôm nay.
Không để ai bị bỏ lại phía sau
Trong phát biểu của mình, người đứng đầu Chính phủ hơn một lần khẳng định không để ai bị bỏ lại phía sau.
Năm 2045 dân số Việt Nam khoảng 108 triệu người. Tổng số lao động tăng thêm cần có việc làm gần 1 triệu người. Năm 2020 đã tạo việc làm cho 1,1 triệu người và tới 2045 là 5,5 triệu người – tương đương dân số Singapore, là thách thức lớn của địa phương, Chính phủ.
Quan điểm của Chính phủ là cần trao cơ hội việc làm cho các lao động, nhất là nông thôn, miền núi, khuyến khích khởi nghiệp… Ngay cả các nước phát triển cũng tồn tại khoảng cách giàu nghèo. Việt Nam là nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa nên Chính phủ nhất quán quan điểm "không để ai bỏ lại phía sau, không để ai ngoài lề phát triển", Thủ tướng nói.
Theo lãnh đạo Chính phủ, hiện thu nhập đầu người gần 2.600 USD, nếu tính cả quy mô nền kinh tế bị bỏ sót thì trên 3000 USD, ngưỡng quốc gia có thu nhập trung bình cao là 3.996 USD, nên đòi hỏi Việt Nam cần tăng trưởng GDP cao như những năm vừa qua.
Thủ tướng cho rằng, việc tiếp tục duy trì tăng trưởng cao như hiện nay sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào 2045 – cột mốc quan trọng cho nền kinh tế, đất nước. "Nếu lỡi 1 nhịp tăng trưởng, cột mốc này sẽ lùi lại vài năm. Vì thế "không ngủ quên vòng nguyệt quế", Thủ tướng nhắc lại lời Tổng bí thư, Chủ tịch nước.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu thực tế không vui là quốc gia thịnh vượng, không có nghĩa mọi địa phương, vùng miền đều hùng vượng. Nhiều địa phương tăng trưởng nhanh, giàu có, cũng có địa phương tụt lại, dậm chân tại chỗ.
Chính phủ luôn kiến tạo, tạo cơ hội công bằng nhất cho các địa phương trong cả nước, ông nói.
Lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh quan điểm, nghị quyết của Đảng, Quốc hội về phát triển kinh tế, trong đó coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong nền kinh tế.
Nhấn mạnh 2020 là năm hội nhập lớn, Thủ tướng nói, cần làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước dân. Ông đề nghị cac địa phương đánh giá 2019, nhận định bối cảnh 2020. Ông muốn lắng nghe ý kiến của nhiều ngành, địa phương… làm sao phát huy tiềm năng lợi thế, làm rõ mô hình tốt, cách làm hay.
Thủ tướng đề nghị các trưởng ngành, bộ trưởng giải trình làm rõ thêm các vấn đề các địa phương nêu. Xác định trọng tâm trong chỉ đạo điều hành, gồm 9 vấn đề: tiếp nối, phát huy cao hơn nữa kết quả ktxh 2019; tháo gỡ rào cản môi trường kinh doanh, sửa đổi ngay bất cập cơ chế chính sách pháp luật; phát huy sức mạnh dám nghĩ, dám làm, dám chịu quyết định, chấm dứt tình trạng tham nhũng vặt; chỉ ra động lực tăng trưởng từng địa phương, ngành, tận dụng cơ hội cách mạng CN 4.0, phát triển kinh tế ban đêm.
Thủ tướng cũng gợi ý nhiều vấn đề cần tập trung thảo luận, như cần đột phá gì để có cơ chế phân cấp, phân quyền ở địa phương. Làm thế nào thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, thực hiện hài hoà phát triển kinh tế, an toàn người dân tốt hơn… Làm thế nào thực hiện không để ai để lại phía sau. Các chỉ tiêu, kịch bản trong lĩnh vực văn hoá, môi trường đã đảm bảo chưa?
Post a Comment