Các nhà giáo dục đến từ Phần Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch đã chia sẻ những bài học đổi mới giáo dục thành công tại Hội thảo quốc tế Giáo dục bền vững với chủ đề Quản trị trong nhà trường phổ thông diễn ra ngày 10/1.
Tại đây, các đại biểu tham dự hội thảo đặc biệt quan tâm đến những kiến thức, kinh nghiệm trong quản trị nhà trường tự chủ, từ việc phát triển cách thức quản lý hiệu quả, phát triển đội ngũ giáo viên cho đến vai trò và trách nhiệm của hiệu trưởng các trường phổ thông.
Theo đó, ông Alan Schneitz – chuyên gia giáo dục Phần Lan cho hay, trong cuộc đổi mới giáo dục để trở thành quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, quốc gia này đã tìm cách thay đổi để môi trường học trở nên thân thiện hơn với học sinh.
Bên trong một lớp học ở Phần Lan. Ảnh Sông Hồng
Vị này cho hay, với quan niệm mục đích chính của môi trường học tập là truyền cảm hứng cho học sinh, chính vì vậy, không gian lớp học đã được thiết kế bớt cứng nhắc nhằm khơi gợi niềm vui học tập.
Ông Alan Schneitz đưa dẫn chứng bằng hình ảnh: 20 năm trước, bàn ghế trong các lớp học được bố trí tách biệt từng chỗ ngồi học sinh, còn 10 năm trước thì thiết kế dạng bàn tròn theo từng nhóm.
Nhưng giờ đây, một lớp học thông thường được thiết kế theo nhiều khu vực, và các em có thể chọn chỗ để học những thứ mà mình thích thú.
Hay 20 năm trước, sân chơi trong trường học cũng không hề có hoạt động nhóm, và học sinh thường tham gia hoạt động thể thao ở ngoài trường.
Nhưng từ 10 năm trước, Phần Lan xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng để học sinh có thể chơi thể thao và hoạt động nhóm ngay trong trường học.
“Và giờ đây, chúng tôi sử dụng cả không gian bên ngoài lớp học làm công cụ để hỗ trợ việc học tập” – chuyên gia giáo dục Phần Lan cho hay.
Xuất phát từ chương trình “Schools on the move” (Trường học không ngừng chuyển động) của Chính phủ Phần Lan, chương trình giáo dục của quốc gia này cũng đã thay đổi, bao gồm đào tạo giáo viên, hướng tới việc học sinh chủ động hơn và nhiều năng lượng hơn thông qua các hoạt động thú vị, không để học sinh ngồi yên một chỗ.
“Học sinh càng ngồi lâu càng dễ chán do đó, chúng tôi dùng rất nhiều các môn học để tạo điều kiện cho học sinh làm việc và tương tác với nhau vì vậy, học sinh Phần Lan có ít nhất một giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động thể thao để duy trì thể chất, tham gia hoạt động ngoài trời, hòa vào thiên nhiên rất nhiều ”, ông Alan Schneitz cho hay.
Ông Alan Schneitz – chuyên gia giáo dục Phần Lan cho hay, trong cuộc đổi mới giáo dục để trở thành quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, quốc gia này đã tìm cách thay đổi để môi trường học trở nên thân thiện hơn với học sinh. (Ảnh: Thùy Linh)
Ông Schneitz cho rằng Phần Lan đã trải qua cuộc cách mạng giáo dục lớn khi giảm số môn học được đi, nội dung kiến thức ít hơn và các hoạt động sáng tạo được bổ sung.
Chính vì vậy phương pháp dạy học cũng được thay đổi, thay vì một giáo viên thì họ đã sử dụng hai giáo viên ở mỗi lớp học.
Khi nói về việc đánh giá trong quá trình học tập, ông Schneizt cho biết, đánh giá là một phương tiện hỗ trợ học tập chứ Phần Lan không chú trọng vào điểm số, không khiến học sinh tự ti về bản thân.
Bí quyết đào tạo giáo viên ở Phần Lan
“Để việc học tập của các em trở nên hứng thú, các nhà giáo dục của chúng tôi đã dùng trái tim làm chìa khóa để cải cách giáo dục mong muốn trẻ em trở thành những học sinh hạnh phúc nhất thế giới hay đưa Phần Lan trở thành nền giáo dục hàng đầu như hiện nay”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
“Tôi tin rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể làm được như Phần Lan. Bởi giáo viên Việt Nam có kỹ năng cần thiết và có sự ủng hộ từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo” – ông Alan Schneitz kỳ vọng.
Theo vị này, thế giới đang thay đổi rất nhiều, công nghệ mới đã thay đổi cách con người giao tiếp và làm việc, do đó giáo viên cần trang bị cho học sinh sẵn sàng trước những thay đổi.
“Học sinh càng có niềm vui thì càng có khả năng tiếp thu và học tập tốt hơn. Có thể nói tương lai của học sinh, của đất nước nằm trong tay chính các giáo viên”, chuyên gia giáo dục Phần Lan nhận định.
Sự khác biệt về giáo dục giữa Phần Lan và Việt Nam
Việt Nam học được gì từ bài học Phần Lan trong đổi mới giáo dục
Giáo dục 24h 06:25 11/04/17
Bí quyết đào tạo giáo viên ở Phần Lan
Giáo dục 24h 07:15 05/03/17
Post a Comment