1/ Việt nam có nhiều luật, nhưng không có hiệu lực thực tế, ví dụ như Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Luật ANM sẽ rơi vào tình trạng tương tự thôi.

Sai. Vì khác nhiều luật khác, Luật ANM quy định lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM (thuộc Bộ Công An), và lực lượng này sẽ được ưu tiên cấp đủ nguồn lực và nhân sự để thực thi Luật ANM, cho dù Ngân sách tốn phí thế nào.

2/ Luật này chỉ tác động, hạn chế, ngăn chặn, xử lý những người có tư tưởng “chống nhà nươc”.

Sai. Luật này có nhiều quy định có thể làm căn cứ để răn đe, xử lý bất cứ ai có hành vi nào đó được coi là sử dụng không gian mạng xâm phạm đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, nhà nước theo nhãn quan của lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM.

3/ Nếu mình không làm gì sai, luật ANM không thể ảnh hưởng đến mình.

Sai. Bạn có thể nghĩ mình làm đúng, nhưng người khác có thể nghĩ khác. Ví dụ bạn cho rằng, Tập đoàn X mà bạn là khách hàng có sản phẩm chất lượng kém. Bạn than phiền trên không gian mạng (trên mạng xã hội như FB chẳng hạn). Tập đoàn X cho rằng việc lan truyền than phiền này là xâm phạm nghiêm trọng đến uy tín, lợi ích của họ. Họ báo cho lực lượng chuyên trách ANM, (tất nhiên như thế nào, bạn có thể ngầm hiểu), lực lượng này có thể yêu cầu công ty cung cấp mạng hay chính bạn gỡ bỏ bài viết của bạn, thậm chí yêu cầu công ty đó không cung cấp dịch vụ cho bạn sử dụng mạng, lấy thông tin về bạn để xử lý…Mặc dù than phiền của bạn là đúng!

4/ Chắc luật này chỉ ảnh hưởng đến mấy ông lớn Google và Facbook đang thụ bộn tiền ở Việt nam.

Sai. Tất cả các công ty nước ngoài có dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet có người sử dụng dịch vụ ở Việt nam đều bị điều chỉnh bởi Luật ANM. Nếu họ không muốn bị chặn dịch vụ tại Việt nam, họ phải lập văn phòng đai diện hoặc chi nhánh tại Việt nam, lưu trữ dữ liệu khách hàng tại Việt nam. Như vậy mọi ông lớn nhỏ từ Facebook, Google, Amazon đến những nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt nước ngoài khác đều phải đáp ứng yêu cầu này, cho dù tốn kém thế nào. Tất nhiên, vì những chi phí và yêu cầu không cần thiết đó (đối với họ) , tốt nhất họ rời thị trường Việt nam. Những người cùng nghề nghiệp, sở thích của Việt nam sẽ mất mối liên kết trực tuyến với bạn bè nước ngoài, không được tiếp cận áp dụng những công nghệ hay kiến thức (chuyên ngành) mới nhất, thưởng thức các sản phẩm, dịch vụ tầm quốc tế.

5/ Google và Facebook chắc chắn không rút khỏi Việt nam và tuân thủ đầy đủ luật ANM.

Sai! Mặc dù thị trường Việt nam khá lớn đối với Google và Facebook, nhưng hai tập đoàn này chỉ tiếp tục trụ lại Việt nam, nếu họ thoả thuận được với Chính phủ Việt nam những điều kiện nhất định. Có thể họ sẽ “xuống nước” để thực hiện một số quy định của Luật ANM. Nhưng họ cũng yêu cầu phía Việt nam phải miễn trừ cho họ không áp dụng nhiều quy định khác của luật này. Hai tập đoàn này có đội ngũ luật sư hùng hậu, họ sẽ nghiên cứu kỹ luật này, trong đó có giả thiết nếu phải thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ luật này, họ có thể vi phạm chính luật Mỹ (điều chắc chắn xảy ra vì nhiều điều luật ANM trái ngược với nguyên tắc và luật của Mỹ) hay không cũng như phản ứng từ cộng đồng khách hàng thế giới. Nếu “rủi ro” và “chi phí” cho việc cố trụ lại ở Việt nam lớn hơn nhiều “doanh thu” từ thị trường Việt nam, đương nhiên họ rút ra khỏi Việt nam, trừ khi họ đạt thoả thuận với Việt nam để miễn trừ áp dụng nhiều quy định của luật ANM (có thể thông qua thoả thuận song phương giữa hai chính quyền Việt- Mỹ).

https://www.facebook.com/1187515095/posts/10214283649143611/

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top