Dự án Luật Biểu tình cử tri có nhiều kiến nghị, hiện dự thảo rất được quan tâm và đang được hoàn thiện, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, Trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thanh Hải trao đổi với báo chí, sáng 11/6.

Trong cuộc trao đổi này, mối liên hệ giữa việc người dân tụ tập đông người để bày tỏ thái độ trước dự án luật về các đặc khu với hành lang pháp lý cho việc bày tỏ này đã được báo chí đặt ra.

Bà Hải cho biết: dự án Luật Biểu tình đã được quan tâm và soạn thảo nhưng do chất lượng chưa được như mong muốn nên chưa được đưa ra xem xét. "Còn cá nhân tôi thì thấy tất cả các vấn đề này cũng là nhu cầu của người dân và nó đảm bảo thực hiện theo quy định của Hiến pháp. Việc xây dựng dự thảo luật cũng như trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét các trình Quốc hội thông qua là hiện thực hoá quy định của hiến pháp. Tuy nhiên, phải đảm bảo chất lượng và tôi nhận thấy các cơ quan liên quan rất quan tâm tới dự luật này và đang hoàn thiện để đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, đảm bảo thể chế hoá và hiện thực hoá quan điểm của Hiến pháp một cách chính xác nhất", bà Hải trao đổi.

Hiến pháp 2013 đã thông qua được gần 5 năm nhưng chương trình xây dựng luật 2019 vẫn chưa có Luật Biểu tình thì như vậy là có quá chậm không? báo chí tiếp tục nêu câu hỏi.

Các dự thảo luật được xem xét cho ý kiến qua nhiều kỳ họp, như luật đặc khu lần này cũng vậy,  cũng đã trình rồi, đã xem xét, định thông qua rồi nhưng lại phải để lại thêm một kỳ họp nữa.

Như vậy tôi thấy chất lượng của dự thảo luật là rất quan trọng, cơ quan trình luật đang quan tâm đến chất lượng của luật này, để làm sao thể hiện được tinh thần của Hiến pháp, đảm bảo thực hiện được quyền này của công dân, bà Hải trả lời.

Đề cập việc Quốc hội vừa đồng ý lùi thời gian thông qua luật về đặc khu, bà Hải nhận định việc này đã đáp ứng nguyện vọng, mong muốn của cử tri.

Ngay sau khi bấm nút thông qua đầu giờ họp, ngay tại giờ giải lao lúc 9h30, tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn của cử tri bày tỏ sự thống nhất, đồng tình và đánh giá cao các đại biểu Quốc hội và Quốc hội đã lắng nghe ý kiến kiến nghị của cử tri và chúng tôi cũng nhận thấy, các kênh tiếp thu ý kiến của cử tri thời gian qua đã làm tương đối hiệu quả, bà Hải nói.

Việc thể hiện các nguyện vọng mong muốn và các đề xuất của công dân đối với công tác điều hành của Chính phủ, đối với hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, đối với chương trình nội dung mà Quốc hội đang bàn thảo, theo Trưởng ban Dân nguyện là nguyện vọng chính đáng. 

Tuy nhiên, hình thức thể hiện nguyện vọng hiện nay đã được quy định qua rất nhiều kênh, ví dụ như qua Mặt trận tổ quốc, qua các tổ chức đoàn thể, hoặc rất nhiều tổ chức chính trị khác. Ngoài ra, công dân muốn có ý kiến có thể gửi trực tiếp tới các đại biểu Quốc hội do mình bầu ra, gửi tới cơ quan dân nguyện, cơ quan lắng nghe những ý kiến chính đáng, nguyện vọng của người dân để truyền tải tới Quốc hội, tới các cơ quan có trách nhiệm. 

Từ trước đến nay công việc đó vẫn diễn ra rất hiệu quả và được cử tri đánh giá cao, vì vậy chúng tôi nhận thấy việc thể hiện mong muốn nguyện vọng là chính đáng nhưng hình thức biểu hiện không nên gây ảnh hưởng tới những hoạt động thông thường, tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Qua việc này chúng tôi thấy càng phải đẩy mạnh hơn nữa việc lắng nghe ý kiến của người dân trong thời gian tới để đáp ứng nguyện vọng của cử tri, tránh những việc xảy ra như thời gian vừa qua, bà Hải nói.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top