Các nhà khoa học vẫn đau đầu khi chưa tìm được lời giải đáp của những bí ẩn nhất thế giới này.
Người phụ nữ “ mọc” ra kim loại.
Noorsyaidah là một giáo viên mầm non 40 tuổi sống tại ngôi làng Sangatta, miền Đông Kutai, Indonesia. Cô là người đầu tiên trên thế giới “mọc” ra những dây kim loại. Chúng xuyên qua bụng và ngực khiến cô phải chịu đựng nhiều đau đớn.
Cô Noorsyaidah bắt đầu thấy trong người xuất hiện các biểu hiện lạ vào năm 1991. Tiếp đó các dây kim loại “chui” ra khỏi ngực và bụng của cô.
Trong tuần đầu tiên chúng rụng đi, tuy nhiên một tháng sau chúng mọc lại và từ đó trở đi không bao giờ rụng nữa. Chúng cứ tiếp tục lớn dần, có những đoạn kim loại dài tới 20 cm. Qua hội chẩn ban đầu, các bác sĩ và chuyên gia còn phát hiện ra sự hiện diện của hơn 40 dây kim loại ở bên trong cơ thể cô.
Cho đến nay, người phụ nữ vẫn đang là đối tượng nghiên cứu của Bộ Y tế Indonesia và từ khi bắt đầu nghiên cứu đến nay, chưa từng có trường hợp nào tương tự được ghi chép trong các tài liệu y khoa và vẫn chưa có bất kỳ lời giải đáp khoa học nào thích đáng.
Ngôi đền Ggantija.
Ggantija là một quần thể 2 ngôi đền cự thạch trên đảo Maltese ở Gozo. Có niên đại 3.600 năm TCN, chỉ đứng sau Gobekli Tepe trong số các công trình kiến trúc cổ đại. Chúng ta thực sự bất ngờ với việc người dân ở đảo Maltese đã xây dựng nên ngôi đền kép khi chưa biết dùng công cụ sắt và bánh xe chưa hề ra đời.
Người ta tin rằng, Ggantija là ngôi đền giúp người bản địa cầu xin mùa màng no ấm và sự màu mỡ cho đất trồng. Các nhà khảo cổ còn tìm ra các hòn đá nhỏ từng được dùng làm công cụ để vận chuyển các tảng đá khổng lồ ở đây. Trải qua nắng gió, ngôi đền vẫn giữ nguyên hiện trạng của mình sau hàng ngàn năm lịch sử.
Hòn đảo có thể tự động phân tách và sát nhập.
Chuyện tách núi ngăn sông tưởng chừng chỉ xảy ra trong truyện cổ tích hay truyền thuyết nhưng có một hiện tượng kì lạ như vậy đã xảy ra ngoài đời thực. Ngay tại biển Thái Bình Dương, có một hòn đảo nhỏ hết sức đặc biệt như thế.
Như có một phép màu nào đó, có lúc hòn đảo này tự động tách ra thành hai hòn đảo nhỏ, nhưng có lúc chúng sẽ tự động “sát nhập” thành một hòn đảo mà thôi. Không những thế, thời gian phân tách và sát nhập không có một quy luật nào cả.
Thông thường, khi một hòn đảo hay ngọn núi bị tác động bởi các mảng địa chất, ít nhất phải xảy ra trong khoảng thời gian dài. Nhưng hòn đảo này lại như “có tính khí khác người". Lúc thì sau 1-2 ngày đã tách làm đôi, lúc lại sau 3-4 ngày đã nhập lại. Nhưng khoảng cách khi chúng “dỗi nhau” không xa, giữa 2 phần đảo khi tách ra chỉ cách nhau trên dưới 4m, lúc “nhớ nhau” thì lại kết hợp thành một thể hoàn chỉnh.
Chiếc bàn chữ T ở Menorca.
Chiếc bàn chữ T là một khối đá cổ ở hòn đảo Menorca, Tây Ban Nha, cùng giống như Stonehenge. Người ta cho rằng khối đá này được người dân đảo xây dựng từ khoảng 2000 năm trước Công nguyên, nhưng không ai biết nó được xây dựng để làm gì hay tại sao chỉ ở hòn đào này mới có.
Dĩ nhiên, có nhiều giả thuyết được đưa ra. Có người nói nó là một dạng đền thờ nào đó. Waldemar Fenn, nhà khảo cổ học người Pháp, cho biết khối đá quay về phía nam, vì thế ông nghi ngờ khối đá này có thể để dùng tính toán sự di chuyển của mặt trăng.
Nhưng không may là giả thuyết của Fenn chỉ hợp với 12/13 khối đá. Đối với khối đá được tìm thấy ở phía bắc hòn đảo thì lại không thể giải thích được. Lí do thực sự đến nay vẫn không ai tìm ra được.
Cửa địa ngục suốt 37 năm vẫn cháy không ngừng tắt.
“Cổng địa ngục” là một địa điểm nổi tiếng nằm ở Uzbekistan. Năm 1974, trong quá trình khoan khí đốt tự nhiên, các nhà địa chất đã tình cờ phát hiện ra hang động này. Do hang động quá sâu và rộng nên không ai dám khám phá sâu bên trong nó. Chưa kể hang động lại chứa đầy các chất khí dễ cháy, nên các nhà khoa học đã quyết định đốt cháy hết chất khí độc hại, sau đó mới tiến hành thăm dò nghiên cứu.
Tuy nhiên, kết quả lại nằm ngoài sự tính toán của con người. Cho đến nay, hang động này vẫn rừng rực lửa cháy sau hơn 37 năm và tạo nên hình ảnh giống như một địa ngục ở trần gian.
Post a Comment