Các chuyên gia phục chế làm việc tại Nhà thờ Mộ Thánh ở Israel lật mở phiến đá bao phủ nơi được cho là mộ của Chúa Jesus, National Geographic đưa tin.

Lần đầu tiên sau nhiều thế kỷ, các nhà khoa học lật phiến đá cẩm thạch màu kem dài hơn một mét có từ năm 1555 sau Công nguyên ở trong Nhà thờ Mộ Thánh ở thành phố cổ đại Jerusalem để khám phá bề mặt bằng đá màu be xám bên trong mộ Chúa Jesus.

Fredrik Hiebert, nhà khảo cổ thuộc Hiệp hội Địa lý quốc gia, thành viên dự án phục chế nói: "Khi phiến đá cẩm thạch che mộ được lật lên, chúng tôi rất bất ngờ khi thấy khối lượng vật liệu dưới đó".

Theo Kinh Thánh, thi hài Chúa Jesus được đặt trên chiếc giá hay "giường chôn" chìa ra từ bên hông hang động đá vôi sau khi bị quân La Mã đóng đinh năm 30 hoặc 33 sau Công nguyên. Các tín đồ Cơ đốc tin rằng, Chúa Jesus đã hồi sinh vì 3 ngày sau đó khi những người phụ nữ đến xức dầu thơm cho ngài nói, thi hài Jesus không còn.

Việc mở mộ tạo cơ hội chưa từng có cho các nhà nghiên cứu để tìm hiểu hình dáng nguyên bản của nơi được xem là linh thiêng nhất trong Cơ Đốc giáo.

Việc phân tích bề mặt đá cho phép nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn không chỉ về hình dáng ban đầu của ngôi mộ mà còn tới cả quá trình địa điểm trở thành nơi tôn nghiêm từ khi được Helena, mẹ hoàng đế La Mã Constantine, phát hiện lần đầu tiên vào năm 326 sau Công nguyên.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top