Một loài cá chình sống ở vùng ôn đới của bắc bán cầu bỗng được tìm thấy ở bờ biển Nha Trang. Đây là lần đầu tiên, loài cá phương bắc này được tìm thấy ở một vùng biển nhiệt đới.

Lạ kỳ loài cá phương bắc bỗng xuất hiện ở Nha TrangLoài cá chình vân lưới vừa được tìm thấy ở Nha Trang

Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác về Khoa học biển ven bờ (ACORE/JSPS) giữa Việt Nam và đối tác Nhật Bản, các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu Nghề cá, Đại học Tổng hợp Mie, Nhật Bản đã phát hiện sự xuất hiện của loài cá chình vân lưới Gymnothorax minor (Temminck & Schlegel, 1846) ở cảng cá Cửa Bé, Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là lần đầu tiên, loài cá này được tìm thấy ở Việt Nam cũng như ở vùng biển nhiệt đới.

Hai mẫu vật thu được ở Nha Trang gồm một mẫu đực với chiều dài toàn thân 36,3 cm và một mẫu cái với chiều dài toàn thân 27,05 cm. Đặc điểm nhận dạng của loài là có hệ thống các vạch ngang màu đen chạy dọc quanh thân (các vạch này không phân biệt giữa phần lưng và bụng).

Loài cá chình vân lưới Gymnothorax minor có phạm vi phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu, giới hạn tới vùng biển Nhật Bản và phía Nam của Trung Quốc ở vĩ độ 20o Bắc, chưa tìm thấy mẫu vật ở vùng biển nhiệt đới. Chính vì vậy việc lần đầu tiên phát hiện sự xuất hiện của loài này trong vùng biển Việt Nam đã minh chứng cho việc mở rộng phạm vi phân bố của loài đến các vùng biển nhiệt đới. Chi tiết mô tả về phát hiện mới này đã được đăng tải trên tạp chí khoa học quốc tế Journal of Biogeography số 18.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top