Sau Thế chiến II, Mỹ và Liên Xô đối đầu, đẩy loài người vài lần tới sát bờ vực diệt vong vì chiến tranh hạt nhân. Trong khi đó, con người cũng phải đối đầu với bệnh dịch hạch mang tên Cái chết Đen.

Khủng hoảng tên lửa Cuba

nhan3Tên lửa đạn đạo R-12 của Liên Xô. Ảnh: CIA

Còn được gọi là khủng hoảng Caribe, đây là thời điểm Mỹ cận kề chiến tranh hạt nhân với Liên Xô nhất. Cuộc khủng hoảng diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Nó kéo dài trong 13 ngày vào năm 1962, từ ngày 16/10 khi Tổng thống Mỹ John F.Kennedy nhận được bức ảnh chứng cứ đầu tiên cho thấy sự hiện diện của tên lửa hạt nhân Liên Xô trên đất Cuba, đến ngày 28/10, thời điểm Kennedy đạt được thỏa thuận ngăn chặn Thế chiến 3 với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev.

Mỹ triển khai tên lửa Thor IRBM ở Anh cùng Jupiter IRBM trên đất Italy và Thổ Nhĩ Kỹ, với hơn 100 tên lửa có khả năng tấn công Moscow bằng đầu đạn hạt nhân. Sau đó, Liên Xô đưa tới Cuba loại tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung có khả năng tấn công các mục tiêu trên đất Mỹ.

Tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đẩy Chiến tranh Lạnh tới sát ngưỡng trở thành xung đột hạt nhân. Nhằm ngăn chặn hành động của Liên Xô, Mỹ đã tính tới việc tấn công Cuba nhằm cách ly quốc gia này bằng các biện pháp quân sự.

Cuộc khủng hoảng cũng ghi nhận câu chuyện một lính bảo vệ có vũ trang tại một căn cứ không quân Mỹ đã kích hoạt báo động đột nhập sau khi nhìn thấy một "bóng người" đáng ngờ đang leo qua hàng rào. Nhầm tưởng đó là chuông báo phát ra từ căn cứ của mình, một trong số các trại đã kích hoạt hệ thống cảnh báo dấu hiệu chiến tranh thế giới thứ 3. Báo động an ninh đó đã lên đến chỉ huy không quân, và họ điều động toàn bộ lực lượng đánh chặn - tất cả máy bay ném bom chiến lược có vũ khí hạt nhân được phép cất cánh ngay khi có lệnh. Quân đội Mỹ ở khắp các địa phương tin rằng chiến tranh đã nổ ra. Sau một phút, lệnh báo động bị rút. “Bóng người” mà lính Mỹ phát hiện thực chất là một chú gấu.

Cái chết Đen

dịch1Dịch hạch có tính lây lan mạnh, gây hoại tử và tỷ lệ tử vong cao. Ảnh minh họa: BBC

Cái chết Đen là tên gọi của bệnh dịch hạch đã giết chết 30-40% dân số châu Âu (từ 75 triệu tới 200 triệu người) trong thế kỷ 14, từ năm 1346 đến 1353. Cái chết Đen được cho khởi nguồn từ Trung Á, sau đó lan nhanh theo con đường tơ lụa và tới Crimea. Bọ chét và chuột là hai vật thể trung gian truyền bệnh thường xuyên có mặt trên các chuyến tàu từ châu Á tới châu Âu.

Cái chết Đen đã tàn phá khủng khiếp châu Âu, ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình lịch sử của châu lục này.

Năm 1348, Cái chết Đen lây lan nhanh tới mức giới cầm quyền và các bác sĩ không còn đủ thời gian để tìm hiểu bản chất của đại dịch. Toàn bộ khu vực châu Âu tan hoang và tưởng chừng không thể hồi phục. Ước tính châu Âu đã phải mất tới 150 năm để phục hồi dân số như trước thời gian đại dịch. Sau này dịch hạch còn nhiều lần bùng phát trở lại tại đây và nó chỉ biến mất vào thế kỷ 19.

Siêu núi lửa Toba phun trào

supervolcano-585x306Siêu núi lửa Toba. Ảnh: Planet X News

Vụ phun trào núi lửa Toba (Indonesia) cách đây 69.000 đến 79.000 năm trước khiến thế giới này chìm vào mùa đông trong suốt 6 tới 10 năm. Sau đó, tình trạng băng giá vẫn tiếp tục duy trì trên địa cầu thêm khoảng 1.000 năm nữa, khiến loài người gần như bị tuyệt chủng.

Giới khoa học cho rằng sự phun trào của Toba khiến thực vật tuyệt chủng hàng loạt và nhiều loài động vật chết đói vì không có thức ăn. Các nhà sinh học còn tìm thấy bằng chứng cho thấy núi lửa Toba còn tác động tới ADN của người. Cụ thể, số lượng đột biến trong ADN giảm mạnh trong giai đoạn sau khi núi lửa phun trào.

Theo tính toán của nhiều nhà nghiên cứu, số lượng con người trên địa cầu sau thảm họa này chỉ vào khoảng 5.000-10.000, khiến chủng Homo sapiens đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng một số nhà khoa học cho rằng chính nguy cơ tuyệt chủng buộc con người phải trở lên thông minh và khéo léo hơn để có thể tồn tại. Chẳng hạn, tổ tiên của chúng ta biết cách chế tạo công cụ và vẽ tranh trên đá sau khi núi lửa Toba hoạt động.

Thông báo nhầm lẫn của NORAD

norad-control-center-2Trung tâm kiểm soát của NORAD. Ảnh: Telegraph

Ngày 20/2/1981, Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) vô tình bật nhầm cảnh báo từ tổng thống trên hệ thống phát sóng khẩn cấp. Sự cố xảy ra trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, nên mọi người đều lầm tưởng rằng chiến tranh hạt nhân với Liên Xô sắp nổ ra. Phải mất 45 phút sau đó để NORAD đính chính rằng thông báo đó là sự nhầm lẫn. Chiến tranh hạt nhân khi đó gần như xảy ra bởi Liên Xô cũng nghi rằng người Mỹ đang có ý định phát động một cuộc tấn công để trả đũa.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top