Chính những khiếm khuyết về cơ thể đã khiến cho nhu cầu sinh lý của các hoạn quan “không an phận” trở nên biến thái, tàn nhẫn.
Hoạn quan hay thái giám là từ dùng để chỉ những người đàn ông bị thiến để trở thành quan viên phục vụ cho Hoàng đế và hoàng tộc.
Theo ghi chép, vào thời Tiên Tần (giai đoạn lịch sử trước khi nhà Tần thống nhất) và Tây Hán, không phải thái giám nào cũng bị thiến. Chỉ từ thời Đông Hán trở đi, hình thức này mới trở thành quy củ bắt buộc trước khi các nhập cung của các hoạn quan. Điều này bắt nguồn từ việc gia quyến của Hoàng đế ngày một nhiều hơn, trong đó có cả nữ quyến (Hoàng Thái hậu, cung phi, công chúa…).
Chính vì vậy, để tránh xảy ra những sự việc bê bối, nhà vua đã hạ lệnh: những người đàn ông muốn làm việc trong cung buộc phải “tịnh thân” (thiến). Theo lẽ thường, sau khi bị thiến, khả năng sinh dục của những người này bị cắt đứt, buộc họ phải dứt bỏ những hành vi gắn với dục vọng. Vậy nhưng, lịch sử Trung Hoa vẫn ghi nhận không ít trường hợp các thái giám “không an phận” mà làm nên những chuyện đồi bại, biến thái.
Vào những năm Gia Tĩnh, Minh triều từng xảy ra vụ việc hoạn quan Lưu Quang Vinh có hành vi tư thông với nhiều cung nữ. Sau khi sự tình bại lộ, thái giám họ Lưu này bị Hoàng đế thẳng tay bãi quan.
Khi Minh Hi Tông còn tại vị, ba kẻ hoạn quan là Ngụy Trung Hiền, Triệu Tiến Kinh, Từ Ứng Nguyên từng thông đồng với nhau gây nên nhiều hành vi đồi bại trong cung đình.
Thậm chí, Ngụy Trung Hiền cùng một thái giám khác là Ngụy Triệu Đồng còn tư thông với nhũ mẫu của Hoàng đế, gây ra tai tiếng khuấy đảo chốn cung đình lúc bấy giờ.
Việc thái giám có hành vi tư thông với phi tần, cung nữ, thậm chí cưỡng bức phụ nữ đều từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử Trung Quốc.
Chưa dừng lại ở đó, những kẻ hoạn quan không an phận này còn gây ra chuyện tày trời khiến bàn dân thiên hạ “giận sôi máu”. Đó chính là hành vi cưỡng hiếp phụ nữ.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, vào cuối những năm Hồng Vũ, vị quan tên là Thạch Doãn nhận nhiệm vụ tuần tra tại Hà Nam.
Có lần, Thạch Doãn cải trang thành thường dân đi vi hành. Tới một ngôi nhà, ông nghe thấy tiếng khóc bi ai vọng ra. Sau khi điều tra, Thạch Doãn mới biết rằng con gái nhà ấy bị một hoạn quan cưỡng gian, vì nhục nhã nên đã tự sát.
Biết rõ chân tướng vụ việc, vị quan họ Thạch ấy dâng tấu lên nhà vua. Đọc được tấu chương này, Hoàng đế Chu Nguyên Chương vô cùng tức giận, đã hạ lệnh phán tội chết cho tên hoạn quan kia.
Vào năm Cảnh Thái nguyên niên (1450), Đại đồng Hữu Tham tướng Hứa Quý dâng tấu lên nhà vua, tố cáo Thái giám phụ trách việc giám quân là Vi Lực Chuyển cậy thế cưỡng gian thê tử của một vị quan quân.
Vì người thiếu phụ này phản kháng, Vi Lực Chuyển đã “giận cá chém thớt”, kiếm cớ trách phạt và đẩy vị quan quân kia vào chỗ chết. Lúc ấy, Minh Đại Tông Chu Kỳ Ngọc tra hỏi Tuần án Ngự sử thì quả nhiên thấy có chuyện như vậy.
Thậm chí, hoạn quan họ Vi này còn không từ thủ đoạn với cả người thân trong nhà. Sinh thời, Lực Chuyển có nhận một người con trai nuôi.
Nhưng vì vừa mắt với thê tử của con mình, Vi Lực Chuyển đã làm chuyện đồi bại, thậm chí còn thẳng tay hại chết con nuôi để chiếm đoạt con dâu sau khi sự việc bị bại lộ.
Năm Thuận Thiên nguyên niên, Công bộ Hữu Thị Lang Hoắc Tuyên Hiệu lại dâng tấu hạch tội Vi Lực Chuyển. Tấu chương vạch rõ: Hoạn quan họ Vi này mỗi khi tổ chức yến tiệc đều tìm kỹ nữ đến bồi rượu, vui thú, sau đó còn nhiều lần ép các quan quân phải gả con gái cho mình. Minh Anh Tông nghe xong liền vô cùng tức giận, lập tức sai người bắt Vi Lực Chuyển trừng trị theo pháp luật. Chuyện giường chiếu "biến thái" của các hoạn quan không an phận.
Những sự việc trên hẳn sẽ khiến nhiều người không khỏi thắc mắc, thái giám là những kẻ đã mất đi khả năng quan hệ nam nữ, sao có thể phạm tội cưỡng gian?
Đi sâu vào quá trình “tịnh thân” của các thái giám, ta có thể thấy rõ, vào thời cổ đại, trong cung có hai cách để thiến các nam tử. Cách thứ nhất là cắt bỏ toàn bộ dương vật. Cách thứ hai là cắt bỏ hoặc bóp nát tinh hoàn.
Trong số đó, việc loại bỏ tinh hoàn được sử dụng phổ biến hơn cả. Khi cơ quan này bị “vô hiệu hóa”, đàn ông sẽ mất đi khả năng phát dục, dương vật cũng không thể cương, năng lực tình dục cũng vì vậy mà “tiêu biến”.
Lần giở lại các tài liệu chính sử, có thể khẳng định, đối tượng mà hoạn quan tìm đến để thỏa mãn nhu cầu quan hệ tình dục có ba loại chủ yếu: Một là các ca nữ, hai là cung nữ và ba là vợ của những người yếu thế hoặc bị họ khống chế.
Các hoạn quan và cung nữ yêu nhau thường cũng thề nguyền dưới trăng cả đời chung thủy, không yêu ai khác. Các hoạn quan khi phát hiện ý trung nhân yêu người khác thường rất đau khổ và xảy ra những xung đột gay gắt với tình địch.
Đời Vạn Lịch nhà Minh, cung nữ Ngô Thị của Trịnh Quý Phi đem lòng yêu hoạn quan Tống Bảo, nhưng sau đó lại quay sang yêu hoạn quan Trương Tiến Triều. Tống Bảo cả giận, vứt bỏ tất cả để ra ngoài cung xuống tóc đi tu, quyết không quay trở lại.
Tuy nhiên trường hợp cung nữ bỏ người này yêu người khác trong đám hoạn quan như thế rất hiếm thấy. Thường là khi hai người kết làm “Thái hộ” thì đều chung thủy cả đời, nếu một người chết đi thì người khác cũng không yêu người khác.
Từ xưa, chuyện hoạn quan dâm loạn chốn hậu cung không phải là hiếm. Từ chuyện Lao Ái dâm loạn với Thái hậu Triệu Cơ cho tới chuyện tình An Đức Hải với Từ Hy Thái hậu đều là những câu chuyện tình lừng danh chốn hậu cung của thái giám.Tuy nhiên, số hoạn quan có được may mắn như Lao Ái và An Đức Hải chỉ là thiểu số.
Sử liệu được tìm thấy nhiều nhất chính là những cuốn sách ghi chép về mối quan hệ đặc biệt giữa hoạn quan và các kỹ nữ.
Trong phần "Hoạn quan truyện" của sách "Tống sử" (Sử nhà Tống) có chép chuyện một hoạn quan tên là Lâm Ức sau khi cáo lão về quê đã quyết định nuôi một kỹ nữ tên là Doanh Lợi để "bầu bạn" những năm cuối đời.
Một truyện khác lại chép, một hoạn quan tên là Trần Nguyên do phạm tội trong hậu cung bị biếm chức. Tuy nhiên, sau đó Trần Nguyên vẫn chứng nào tật nấy, mang cả kỹ nữ vào nơi làm việc để dâm loạn. Nhiều người sau đó đã nghi ngờ rằng, Trần Nguyên có thể trăng hoa với gái lầu xanh thì không thể là một hoạn quan hoàn toàn được.
Thời nhà Minh, sử sách cũng ghi lại rất nhiều trường hợp hoạn quan là "bạn thân" với các kỹ nữ. Thậm chí có nhiều hoạn quan còn công khai lấy kỹ nữ về làm vợ.
Ngay cả khi có khả năng “hồi xuân”, nhưng hầu hết các thái giám đều mang tâm lý méo mó, biến thái do nhu cầu sinh lý bị đè nén, lại thêm ánh mắt kỳ thị từ phía dư luận.
Cũng bởi vậy mà những hành vi vũ nhục, cưỡng gian của những kẻ không an phận này đều hết sức đáng sợ, tàn nhẫn.
Post a Comment