Gần đây tôi có đọc bài "", xin phép được lên tiếng về điều này. Tôi xin kể tóm tắt từ trải nghiệm của bản thân qua hai cuộc hôn nhân để các bạn tự so sánh.

Tôi kết hôn lần đầu với một người chồng Việt Nam, con trai của một tiến sĩ sử học và một cán bộ ngoại giao. Tôi không muốn mang tiếng nói xấu anh ta nên chỉ nói tóm tắt thôi: Anh ta là một người đàn ông không trung thực và lười biếng trong việc cùng nhau xây dựng hôn nhân, khi ở với anh đời tôi rất khổ, chẳng có tương lai, đi học về phải lo cho con, cơm nước giặt giũ gì cũng tới tay. Anh luôn phê phán tôi. Khi biết con trai tôi mắc bệnh tự kỷ, anh quyết định rời bỏ chúng tôi chỉ sau một tháng về phép, trong thời gian đó anh đã ngoại tình. Từ đó tới nay, một xu bỏ ra mua áo cho con cũng không có, một lời thăm hỏi cũng không. Người quen hỏi anh thì anh liên tục nói xấu, chửi bới tôi, nói xấu gia đình tôi, cha mẹ tôi, ngụy biện cho hành động của mình.

Cuộc hôn nhân thứ hai của tôi là với trai Tây (hiện tại chúng tôi chưa cưới, nhưng sẽ kết hôn khi tôi học xong và ra trường). Anh luôn an ủi những lúc tôi mệt mỏi bế tắc trong cuộc sống. Thường mỗi tháng anh đưa tôi 500€-700€, chiếm khoảng 2/3 thu nhập của tôi (tôi đi học nên thu nhập chính chỉ thế thôi), đằng đẵng như thế đã 3-4 năm nay rồi. Nhờ thế tôi mới có sức khỏe để học tập và có chỗ đứng trong xã hội như hiện tại. Anh giờ vẫn sống với cha mẹ, mọi việc đều tự làm hết, từ giặt giũ tới nấu nướng. Anh làm trong công ty tư nhân của gia đình nên khá nhiều việc (là kẻ thừa kế của công ty), vậy mà áo quần lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho. Tôi không phải thần tượng Tây mà ca ngợi anh ấy, nhưng anh thường quan tâm tới các số phận bất hạnh của phụ nữ Việt và giúp họ. Rất nhiều phụ nữ Việt sau khi được anh giúp đỡ đã quay sang yêu rồi gọi điện tán tỉnh. Anh thường phản ứng lại rất dữ dội, nói đã có gia đình, không thể phản bội. 4 năm nay, không cuối tuần nào chúng tôi không cùng nhau thăm con trai (con tôi đi học nội trú). Sau khi nhìn nhận hai trường hợp thì bạn nghĩ thế nào?

Quan điểm của tôi là: Hôn nhân của bạn có hạnh phúc hay không là ở chính bạn chứ không phải là người bạn đời của bạn như thế nào. Vì thế, là trai Tây hay trai Việt không quan trọng. Nếu bạn là người đàn bà tháo vát thì sẽ chẳng quá phụ thuộc đàn ông, chẳng cần đến các tiêu chí như các bạn nhắc tới ở trên. Chồng lười rửa bát thì có máy rửa bát, lười giặt thì có máy giặt, lười quét nhà thì có máy hút bụi. Chúng ta làm ra tiền để hưởng thụ chứ không phải để làm nô lệ của đồng tiền. Tôi chẳng việc gì phải bắt chồng tôi làm những việc nhà quá quắt đó chỉ để tiết kiệm tiền bạc và hành hạ chồng. Trái lại tôi có xu hướng mua các tiện nghi vật chất để cuộc sống trở nên thảnh thơi nhàn hạ, mình sướng mà chồng cũng sướng, thế mới có thời gian nạp đủ năng lượng để nghỉ ngơi, hồi sức, để cùng nhau chăm sóc gia đình, cùng hưởng thụ.

Tôi không đồng ý với lời nhận xét chê bai trai Tây trẻ thì nghèo như của bạn chủ bài viết. Tôi phục người châu Âu ở một điểm người ta nghèo nhưng sống thanh thản, không quay cuồng với tham vọng tiền tài vật chất. Họ nghèo nhưng sống thanh liêm, chuẩn mực với các thú vui giản dị. Trong Phật giáo, phẩm chất chịu đựng sự an bài, bằng lòng được với những cái đã có, luôn được ca ngợi. Khi chị nhắc tới chuyện đàn ông Việt biết làm giàu, điều đó thể hiện một góc nhìn của con người chị: chị là một người nghèo, thậm chí vì nghèo nên chị sống rất thực tế, thực dụng. Chị đòi hỏi đàn ông phải có trách nhiệm với mình mà không thấy rằng hôn nhân có hạnh phúc không còn do chính chị. Chị có xu hướng làm khổ chồng chỉ để tiết kiệm, để giàu hơn. Chị cũng khao khát làm giàu, muốn người chồng biết làm giàu. Đặt mình vào địa vị của những chàng trai Tây, nếu cưới phải chị tôi cũng sẽ bỏ của chạy lấy người. Đây là quan điểm của riêng tôi.

Hồng

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top