Thập Tam Lăng là nơi yên nghỉ của 13 hoàng đế nhà Minh, nơi được coi là có thể hóa giải ma quỷ và phong tà.
Triều đại nhà Minh, khởi đầu từ năm 1368 sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (hiệu Hồng Vũ) đánh bại nhà Nguyên, truyền 16 đời đến năm 1644, tổng cộng 277 năm. Trước đó 2 năm, triều đình chinh chiến liên miên với quân Mãn Thanh, bày ra sưu cao thuế nặng khiến muôn dân cùng quẫn, đói khát, trong khi giới quý tộc vẫn rất xa xỉ - thủ lĩnh khởi nghĩa Lý Tự Thành được đông đảo nông dân ủng hộ đã đưa quân về tấn công Bắc Kinh khiến hoàng đế cuối cùng của nhà Minh là Minh Tư Tôn Chu Do Kiểm (hiệu Sùng Trinh) phải thắt cổ tự tử trong Tử Cấm Thành.
Thập Tam Lăng - nơi yên nghỉ của 13 hoàng đế nhà Minh. Nhà Minh tồn tại từ năm 1368 - 1644 và trải qua 16 đời hoàng đế cai trị. Trong số 16 hoàng đế nhà Minh, 3 ông hoàng không được chôn cất tại quần thể này là Hồng Vũ Đế, Kiến Văn Đế và Cảnh Thái Đế.
Cũng với dụng ý vinh danh triều đại của mình, 7 năm sau khi lên ngôi, Chu Đệ bắt đầu cho xây dựng khu lăng mộ Minh triều, về sau được biết đến với tên gọi “Minh triều Thập Tam Lăng”, là nơi yên nghỉ của 13 hoàng đế nhà Minh (hai vị hoàng đế đầu chôn ở Nam Kinh, và vị hoàng đế cuối cùng chôn ngay trong Tử Cấm Thành). Ngoài ra, theo sử cũ, còn có 23 hoàng hậu, 1 quý phi và 10 hoàng phi được an táng tại đó, có nhiều người bị tuẫn táng (chôn sống) theo phong tục của các hoàng đế đầu thời nhà Minh.
Thập Tam Lăng nằm ở chân núi Thiên Thọ thuộc huyện Xương Bình, cách Bắc Kinh 50 km về phía Tây Bắc. Lăng mộ đầu tiên trong quần thể này được hoàng đế thứ ba của nhà Minh là Vĩnh Lạc Đế xây dựng vào năm 1409.
Sau đó, những lăng mộ tiếp theo của các hoàng đế nhà Minh được xây dựng lần lượt ở hai bên lăng mộ Vĩnh Lạc Đế. Trong vòng 230 năm, toàn bộ 13 lăng mộ của 13 hoàng đế nhà Minh tại Thập Tam Lăng hoàn thiện trải dài trên diện tích hơn 120 km2.
Sau khi hoàn thiện, Thập Tam Lăng được đánh giá là khu lăng mộ được bảo quản tốt nhất với nhiều hoàng đế được chôn cất nhất.
Mặc dù 13 lăng mộ của 13 hoàng đế nhà Minh được xây dựng theo thuật phong thủy nhưng mỗi lăng mộ lại có kích thước và cấu trúc khác nhau.
Theo đó, vị trí lăng mộ được chọn theo thuật phong thủy của Trung Quốc là khu vực hình vòng cung ở chân núi Thiên Thọ, bốn bề có núi bao bọc. Do đó, nơi yên nghỉ của 13 hoàng đế nhà Minh là nơi hóa giải được ma quỷ và phong tà từ phương Bắc xuống.
Ròng rã trong 235 năm, khu lăng tẩm này được dựng trên một diện tích hơn 40 km vuông, với tường thành bao bọc (tổng độ dài 40 cây số). Lăng của mỗi hoàng đế năm trên một gò núi, bốn bề là cây cối tốt tươi, rất “chuẩn” và hòa hợp với thiên nhiên về mặt Phong Thủy; các lăng mộ nằm theo hướng Bắc - Nam, nối với nhau bằng một con đường mang tên Thần Lộ dài chừng một dặm (1,7 cây số), nằm giữa hai rặng núi Hổ Sơn và Long Sơn.
Hai bên đường rợp bóng dương liễu tươi mát và có tới 36 tượng đá - cao gần 4 m, hình thù rất sinh động -, gồm bá quan văn võ, lính gác, voi, ngựa, lạc đà, sơn dương và những linh vật (long, lân, quy) để canh giữ lăng. Cổng đá vào lăng xây năm 1540 với vóc dáng bề thế: cao 14 mét, và rộng 19 mét.
Du khách đến thăm Thập Tam Lăng, thế nào cũng được chiêm ngưỡng Trường Lăng, nơi hoàng đế Chu Đệ yên nghỉ. Đây là khu lăng mộ đầu tiên ở về phía Bắc, mô phỏng theo kết cấu của Tử Cấm Thành với những lầu điện xe kẽ nhau, tường đỏ ngói vàng, biểu hiện địa vị tôn quý bậc nhất của hoàng đế Trung Hoa. Trường Lăng Mất 5 năm để xây lăng nhưng phải mất 18 năm để hoàn thành Điện Linh Ân. Toàn bộ lăng mộ của vị hoàng đế này nằm trên diện tích gần 1.956 m2.
Dưới thời nhà Minh cai trị, dân thường bị cấm tiếp cận Thập Tam Lăng. Hiện quần thể 13 lăng mộ hoàng đế nhà Minh đã mở cửa cho du khách tham quan nhưng chỉ mở cửa ba lăng tẩm. Trong ảnh là Chiêu Lăng - một trong ba lăng tẩm ở Thập Tam Lăng mở cửa cho du khách vào thăm.
This entry passed through the Full-Text RSS service - if this is your content and you're reading it on someone else's site, please read the FAQ at fivefilters.org/content-only/faq.php#publishers.
Recommended article from FiveFilters.org: Most Labour MPs in the UK Are Revolting.
Post a Comment