Những cô gái bán hoa trong "Quân lạc viên" được tuyển chọn vô cùng nghiêm ngặt, nhan sắc không quan trọng nhưng nhất định lý lịch ba đời phải trong sạch.
Năm 1949, sau khi quan quân của Quốc dân đảng bỏ chạy về Đài Loan, hơn 100 nghìn người được sắp xếp đóng quân trên các đảo ở Kim Môn. Ngoài các tướng lĩnh cao cấp được phép mang theo gia đình thân quyến, phần lớn các binh sĩ đều sống trong “cảnh cô đơn”, cả ngày làm bạn với công sự và súng đạn.
Theo nhưng tiết lộ được đăng tải trên "Trung Quốc thời báo" phát hành tại Đài Bắc ngày 23/5/1998, giới chức quân đội đương thời “nhằm điều tiết cuộc sống của quan binh, an ủi động viên tinh thần cho họ” đầu năm 1950 có chính sách mở kỹ viện tại các chiến địa. Thời kỳ Hồ Liên đảm nhậm chức tư lệnh chỉ có Đại Kim môn và Tiểu Kim môn mới có. Đến thời Lưu Ngọ Chương làm tư lệnh thì các tụ điểm có tên là “Quân lạc viên” nhằm phục vụ nhu cầu sinh lý cho binh sĩ được mở rộng ra nhiều nơi như đảo Kim Thành, đảo An Kỳ, đảo Đông Lâm, đảo Tiêu Kinh, đảo Am Tiền 6 đảo, với số gái bán hoa lên đến hơn 200 người.
Những “Kỹ viện” tại chiến địa này tồn tại suốt 4 thập kỷ, ngày 30/9/1990 "Quân lạc viên” ở đảo Kim Môn tuyên bố giải tán nhưng phải đến cuối tháng 11 thì mới chính thức đóng cửa.
Tiêu chuẩn lựa chọn gái bán hoa vô cùng khắt khe. Việc tuyển chọn được giao cho sĩ quan họ Đỗ toàn quyền. Tất cả các ca kỹ có độ tuổi từ 20-25 tuổi ở tất cả các "tụ điểm phong hóa" trên toàn Đài Loan đều được ứng tuyển. Điều kiện không cần ngoại hình mà quan trọng nhất lý lịch phải trong sạch, và được thẩm tra vô cùng nghiêm ngặt trong ba đời.
Bản thân các cô gái này chưa từng mắc tội đánh bạc, hút thuốc phiện hoặc trộm cắp. Nếu ai đủ điều kiện để vào làm việc tại “Quân lạc viên" chắc chắn sẽ kiếm bộn tiền. Chính vì thế, số lượng đăng ký dự tuyển vô cùng đông đảo. Nhưng rất nhiều người chưa thẩm tra hết ba đời đã bị loại vì không đủ điều kiện. Ai trúng tuyển gia đình sẽ được nhận một khoản vô cùng hậu hĩnh là 10 nghìn đồng.
Theo Viên Hỉ Tấn người Thanh Đảo, Sơn Đông có 11 năm thâm niên quản lý ở "Quân Lạc viên”, khởi đầu những đối tượng được phục vụ ở đây không phân biệt cấp bậc, sau này được phân thành hai cấp quan binh rõ ràng, và phân biệt bằng cách mua vé vào. Nếu là sĩ quan mua vé 15 đồng còn binh sĩ là 10 đồng, dần dần tăng lên sĩ quan cấp tá vé vào là 300 đồng, sĩ quan cấp úy là 250 đồng còn binh sĩ là 200 đồng. Sau khi mua vé sẽ căn cứ vào số trên vé để đến xếp hàng ở cửa phòng các "tiểu thư" đợi đến lượt được gọi vào.
Vì tiêu chí tuyển chọn chỉ chú trọng “tố chất” không chú trọng đến dung mạo nên nhiều binh lính khi gặp mặt thì mất hứng, nằng nặc đòi đổi vé. Chính vì thế sau này đã bỏ quy định đánh số mà cho họ tự do chọn lựa. Các cô gái ở đây cũng cũng giống binh sĩ cứ định kỳ lại “đổi quân” một lần luân chuyển trong toàn hệ thống "Quân lạc viên".
Nếu hôm nào ở đơn vị nào được nghỉ nhiều, thì các cô gái buôn hương bán phấn hoạt động hết công suất. Sáng sớm vừa mở cửa đã chỉ thấy các binh sĩ tay cầm báo, gạt tàn.. ngồi chờ xếp hàng đợi đến lượt. Khi một người được gọi tên, cảnh cửa đóng vào phòng hành sự trở thành phòng " uyên ương tiền tuyến" tạm thời đem đến cho đám binh sĩ một " giấc xuân mộng ngắn ngủi nơi chiến địa".
Nếu cô nào đắt khách, một ngày có thể kiếm được hơn 30 phiếu tức phục vụ hơn 30 người, còn thông thường là 10 người. Cuối tháng cầm phiếu đến chỗ quản lý để tính toán lấy tiền. Sau khi trừ đi 30% sinh hoạt phí, trả phần đã ứng trước còn lại thì mình giữ lấy.
Các cô gái bán hoa mỗi tháng sẽ tập trung ở bệnh việc Đông Sa và được các bác sĩ quân y khám sức khỏe tổng thể. Mỗi tuần sẽ được nghỉ một ngày, buổi sáng sẽ được xem ti vi, được nghe giáo dục về chính trị với mục đích nhằm nâng cao " tố chất" của họ để tránh trong lúc “phục vụ” các binh sĩ tư tưởng lệch lạc hoặc không có tiếng nói chung mà làm hỏng bầu không khí.
Post a Comment