Bất kỳ điều bất hạnh nào cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đất nước Việt Nam. Từ ông Tổng Lãnh Sự Cộng Hòa Pháp tại Việt Nam bị an ninh côn đồ đánh cho đến người dân chết trên đường do sự cẩu thả trong thi công xây dựng. Từ sự vô trách nhiệm của y bác sỹ cho người yêu nước bị bỏ tù rồi phải chết một cách kỳ lạ.
Điều không may mắn nhưng có thể nhìn thấy trước, đó là đã có một người chết và nhiều người bị thương liên quan đến việc thi công công trình tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Nạn nhân là một nhân viên an ninh đang học năm 2 Học Viện An Ninh. Nơi xảy ra tai nạn cách ngay khu vực Học Viện An Ninh. Đây là dự án ngốn tới 9.000 tỷ liên quan đến Trung Quốc đang bị lên án thậm tệ. Với chỉ 13km nhưng số tiền phải bỏ ra tới 450 triệu đô la với 600 người vận hành, tương đương 21,7 mét một người quản lý và vận hành. Chắc nó sẽ được ghi nhận là công trình bị ăn chặn và lãng phí nhất thế giới.
Xin được quay lại những vấn đề trên ở những phần sau. Và xin được thông tin liên quan đến sự kiện làm chính trường Việt Nam nóng lên thời gian qua.
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao chuyện bắt giữ Hà Văn Thắm, chủ tịch Ocean Bank.
Thắm bị bắt ở Sài Gòn và đang bị giam giữ tại đây, không di lý ra Hà Nội. 3X cho rằng việc giam giữ ở Sài Gòn là cứ điểm của nhóm Nam Bộ nên sẽ tốt hơn. Lý do bắt Thắm là việc cho công ty có tên Trung Dung vay số tiền 500 tỷ đồng nhưng không có khả năng khắc phục theo điều 179 Bộ Luật Hình Sự.
Việc thông tin Thắm bị bắt giữ có từ lâu. Đặc biệt dịp cuối năm ngoái khu mà khu phực hợp giải trí Zone 9 bị đóng cửa. Nhiều chủ đầu tư rất mong Thắm bị bắt nhưng chính người ta cũng chả bao giờ tin đó là sự thật vì người ta hiểu sự phức tạp đan xen trong quan hệ giữa giới tài phiệt và quan chức cao cấp ở Việt Nam. Kiểu như từ mấy hôm nay có tin Tuấn Chợ Maritime Bank bị bắt nhưng mãi chưa thấy ai khẳng định và người ta tin rằng vợ Tuấn Chợ là Nguyệt Hường vẫn đương kim đại biểu Quốc Hội, lại là cặp vợ chồng luôn đi cùng anh 3X trong các cuộc công cán ngoại quốc. Và Nguyệt Hường có nhiều quan hệ đủ để chạy ngon lành qua mọi biến cố.
Nhưng sự thật là Thắm đã bị bắt một ngày cuối tháng 10 vừa qua.
Thủ tướng 3X chỉ đạo bắt Thắm. Người thực hiện là Trần Đại Quang, Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Đức Thịnh; người phê chuẩn là Bùi Mạnh Cường dưới sự giúp sức từ Hoàng Nghĩa Mai.
Vì sao bắt Thắm?
Thắm được cho là đệ tử ruột của Sinh Hùng. Trước khi bắt đầu kỳ họp quốc hội lần này, Sinh Hùng chê bai Chính Phủ điều hành kém và 3X nghĩ rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Sinh Hùng sẽ sử dụng tối đa quyền lực trong tay để làm mất uy tín 3X và một số bộ trưởng, trưởng ngành. Tiến tới lật đổ “chế độ Nguyễn Tấn Dũng”. Số là phát biểu trong phiên họp của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội, Sinh Hùng dành cho 3X những lời lẽ rất nặng nề. 3X không cay mới là lạ!
Việc bắt Thắm để định nghĩa rõ quan hệ với Nguyễn Hồng Phương, chủ tịch SSG, em gái ruột Sinh Hùng.
Đây được coi như trò “bắt cóc con tin” để khống chế Sinh Hùng và là thông điệp cho các đại biểu quốc hội khác, rằng ai chống lại sẽ có thể bị tiêu diệt. Tiêu diệt theo đúng nghĩa đen.
Những tài liệu chứng cứ để bắt Thắm không có gì mới, có từ năm 2013, nhưng đây là thời điểm 3X cho là cần thiết để bịt họng các đại biểu trong đó Hùng hói là nguy cơ hiểm họa hiện hữu nhất.
Khi bắt đầu phát biểu khai mạc tại tòa nhà Quốc Hội mới, 3X chỉ đạo cho bộ phận kỹ thuật không bật micro khi Sinh Hùng phát biểu. Một cử chỉ cho thấy, “mày không thể cất tiếng nói” và khi Nguyễn Thịên Nhân (đại diện Mặt Trận tức thay mặt toàn thể nhân dân) phát biểu cũng bị cho méo tiếng.
3X tự tin, sẽ đạt được 80% phiếu tín nhiệm cao. Bình Ruồi cũng sẽ 75% cho dù lần này không cần mất đến 500 tỷ tiền mua các đại biểu như lần trước.
Phương thức lần này là giao cho giám đốc Công An các tỉnh đe doạ các đại biểu ở từng đoàn theo phương thức khẩu súng và “viên gạch”. “Viên gạch” ở đây là cục tiền.
Dí súng vào đầu từng đại biểu khó bảo và đưa tiền mua chuộc khi cần thiết. Các đại biểu cũng bị hạn chế tiếp xúc với báo chí hay bất kỳ nguồn thông tin nào khác. Đồng thời các đại biểu được báo cáo bằng những số liệu không trung thực.
Xin được phân tích ở phần sau tất cả những vấn đề trên.
Trở lại chuyện của Thắm. Nhiều chuyên gia am hiểu cho rằng, lúc đầu định bắt Thắm giống Kiên Bạc về tội kinh doanh không phép. Nhưng sau thấy “thối” quá nên chuyển qua tội cho vay không đúng quy định theo điều 179/BLHS. Xét cho cùng, nếu làm như vậy thì có thể bắt tất cả các ông chủ ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.
Việc cho vay do hội đồng tín dụng quyết định và chủ tịch chỉ là một thành viên với các khoản vay lớn.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chính phủ, Bộ Trưởng Nguyễn Văn Nên nói là cho Thắm sửa sai nhưng Thắm không có khả năng thu hồi. Thực tế, Thắm đã giải quyết được 400 tỷ đồng. Chỉ còn 100 tỷ đồng. 100 tỷ đồng chắc không phải là một khoản tiền lớn so với khối tài sản mà Hà Văn Thắm đang có?
Động cơ chính trị
Vụ bắt giữ này ai cũng hiểu là động cơ chính trị.
Nó có gây hoang mang không?
Xét ở góc độ người gửi, không có gì hoang mang. So với vụ bắt giữ Bầu Kiên (tháng 8 năm 2012), ACB bị rút rất nhiều. Phương Nam năm 2006 cũng bị rút nhiều. ACB năm 2003 liên quan đến tin chủ tịch mất tích cũng bị rút nhiều.
Hơn 100 tỷ bị rút ra của Ocean Bank lần này không có gì đặc biệt bởi người gửi tin ở trò chính trị thì không có gì đáng phải rút.
Nhưng xét ở góc độ doanh nhân và giới chính trị thì hoang mang. Giới doanh nhân nhận ra rằng, ai trong số họ đều là nhà băng của quan chức, mỏ vàng của công an nhưng sẽ bị bắt bất kể lúc nào.
Giới chính trị thì lo lắng về những trò bẩn thỉu được tung ra nhằm triệt hạ nhau sẽ chỉ làm cho tình hình bất ổn.
Để so sánh vụ việc 500 tỷ của Hà Văn Thắm với những thông tin có được ở sai phạm của Trầm Bê chẳng hạn, thì cái này được ví bé như con muỗi với bầy voi chứ không phải một con voi. Chúng tôi sẽ thông tin những việc tương tự mà chả làm sao của Trầm Bê và Ngân Hàng Phương Nam để độc giả có thể so sánh và hiểu được rõ về việc bắt giữ này liên quan đến chính trị như thế nào.
Khi mọi sự khó khăn đổ lỗi cho những sai phạm và yếu kém của hệ thống ngân hàng thì việc bắt ai đó làm cho Bình Ruồi đổ được quả bóng trách nhiệm sang chỗ khác. Bình sẽ giải thích rằng, đã kiểm soát tốt mọi chuyện và lỗi là do thằng khác gây ra.
Cách Nguyễn Văn Nên phát biểu cho thấy, Ngân hàng nhà nước biết rõ sai phạm nhưng cho Thắm thời gian khắc phục. Ở đây cần nói rõ rằng, nếu biết rõ đó là vi phạm pháp luật thì sao không bắt mà lại cho thời gian khắc phục? Vậy thì nếu có tiền để khắc phục thì mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bỏ qua?
Bình đã dùng những thông tin này để phục vụ cho mưu đồ của Bình bao gồm việc tổ chức cướp của các ngân hàng này hay triệt hạ nếu không phục tùng Bình. Với 100 tỷ so với dư nợ hàng chục ngàn tỷ của OCEAN bank thì đó là một tỷ lệ nợ xấu quá nhỏ so với quy định của pháp luật và không thể làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của hệ thống nhưng cho bắt chủ tịch một ngân hàng mà khách hàng không được thông tin trung thực sẽ làm cho một ngân hàng có thể chết ngay tại chỗ và từ đó có thể kéo theo cả một hệ thống.
Con bài Hưng Tano
Ngay sau khi bắt Thắm, những thông tin nhằm triệt hạ nhóm của Hùng hói được tung ra ồ ạt. Chúng tôi biết rất rõ sự thật của những thông tin đó đến đâu nhưng chúng tôi không có ý định bình luận về chúng. Sẽ có ngày, bằng các nguồn khác nhau, quý vị sẽ biết rõ về nó.
Ở đây xin chỉ nhắc đến vế khác của những thông tin này. Đó là những thông tin được dàn dựng bởi Lê Trung Hưng hay còn gọi là Hưng Tano.
Hưng Tano là con nuôi Nguyễn Văn Hưởng, cựu Thượng Tướng Thứ Trưởng Công An phụ trách An Ninh Tình Báo.
Nguyễn Văn Hưởng đã từng dùng Hưng Tano và dựng lên vở kịch hối lộ để Nguyễn Văn Chi, Chủ Nhiệm ủy ban Kiểm Tra Đảng khoá trước, sập bẫy.
Hưng Tano là người hối lộ Nguyễn Thị Thuỷ – Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, vợ Chi. Nhóm Nguyễn Văn Hưởng, Phạm Minh Chính, Bùi Nam đã dùng hồ sơ này để 3X mặc cả với Nguyễn Văn Chi về vụ Vinashin.
Khi đang họp Bộ Chính Trị, từ vị thế có thể lật đổ 3X thế mà 3X chỉ cần đưa báo cáo cho Nguyễn Văn Chi dưới gầm bàn, mặt Nguyễn Văn Chi đổi sắc. Không chỉ không lật được 3X, Nguyễn Văn Chi cũng văng khỏi chính trường, chân Chủ Tịch Nước cũng đi toi. Tuy nhiên, những hệ lụy mà Nguyễn Văn Chi để lại cũng còn nhiều vấn đề.
Công lao cứu 3X vụ Vinashin, Hưng Tano một lần nữa được sử dụng để chiến đấu với nhóm đang đe doạ 3X, nhóm Hùng hói. Về vấn đề này, Nguyễn Văn Hưởng vẫn là một đạo diễn giỏi.
Vai trò của băng Nam Định
Trong vụ này, cần phải nhắc đến băng Nam Định Ninh Bình trong lực lượng công an đang khống chế toàn bộ án ở Việt Nam như thế nào.
Trần Đại Quang vốn dân gốc Nam Định, họ hàng với cựu thứ trưởng giáo dục Trần Văn Nhung (nhìn hai khuôn mặt rất giống nhau, con chú con bác) nhưng ông bố sang lấy vợ và ở bên Kim Sơn Ninh Bình.
Sau khi em trai Trần Quốc Tỏ rời cơ quan cảnh sát điều tra và loại Lê Đình Nhường về Thái Bình. Trần Đại Quang đưa Phó Giám Đốc Công An Nam Định là Vũ Quang Hưng về C44 (Văn Phòng Điều Tra); Hoàng Thọ Mạnh về làm Tư lệnh phó cảnh sát cơ động K20.
Đưa Đinh Hoàng Dũng, phó giám đốc công an Nam Định về làm Giám Đốc Công An Ninh Bình.
Đưa các phó giám đốc công an Nình Bình Hoàng Cao Tánh làm Cục trưởng an ninh xã hội A88 chuyên theo dõi các ông cố đạo bên Thiên Chúa Giáo và Phạm Xuân Bình làm cục trưởng cục chính sách.
Trần Đại Quang đang bình định hóa (Ninh Bình Nam Định hoá) Bộ Công An. Cao nhất có bộ trưởng, dưới tổng cục trưởng Phan Văn Vĩnh. C46 có Nguyễn Đức Thịnh, C44 có Vũ Quang Hưng. Bên Kiểm Sát có Bùi Mạnh Cường. Ninh Bình còn có thêm hai nhân vật công an khác là Phạm Văn Khoa (Khoa béo) và Bùi Văn Thành (Thành đầu đinh) mới được cất nhắc. Nếu như Khoa béo được cho là “Triển Chiêu” của Tô Lâm (Thứ trưởng) và Chí Thành (Tổng Cục Trưởng An Ninh I) nhưng cũng thường xuyên được Quang cho hầu hạ và mới được bố trí làm Phó Giám Đốc Công An Hưng Yên để giữ đất cho Tô Lâm thì câu chuyện của Thành đầu đinh mới thú vị.
Ai cũng nghĩ, sau khi Phạm Quý Ngọ chết, chân thứ trưởng của Ngọ sẽ thuộc về Chung con (Nguyễn Đức Chung, giám đốc Công An Hà Nội). Chung con tự tin vì mình vừa là con nuôi của Út Anh, vừa là anh em kết nghĩa với Đại Quang. Nhưng một người Ninh Bình là Thành đầu đinh mới cao tay. Thành tự tin khoe mình mới là “Triển Chiêu” của lãnh đạo. Thành chạy cả Út Anh cộng thêm đồng hương đồng khói Ninh Bình với Đại Quang nên chỉ hết có 10 triệu đô, Thành từ Tổng Cục Phó Tổng Cục Hậu Cần Kỹ Thuật (TC4) lên thẳng Thứ Trưởng.
Thành khoe không thiếu tiền. Thành là tổng cục phó, kiêm luôn giám đốc Gtel và là người cầm tiền mua sắm, xây dựng nên cả Út Anh và Đại Quang không thể từ chối. 10 triệu lên thứ trưởng quả là rẻ so với cái giá 100 tỷ (khoảng 5 triệu) cho chân giám đốc Công An Hải Phòng chuẩn bị thay Đỗ Hữu Ca. (Nhân vật này đã chạy hết 60 tỷ nhưng mới chỉ loại bỏ được đối thủ mà Trần Bá Thiều đưa lên, còn có được hay không thì chưa chắc).
Thành đầu đinh hiểu quá rõ về việc thu hồi vốn sẽ như thế nào. Lê Quý Vương mặc dù là thứ trưởng phụ trách cảnh sát nhưng đã bị Phan Văn Vĩnh cho qua mặt dưới sự bảo kê của Đại Quang và Thành nhắm tới là cái chân thứ trưởng phụ trách cảnh sát. Vì thế Chung con hết cửa thứ trưởng và quay ra quy hoạch Chủ Tịch Hà Nội thay Nguyễn Thế Thảo.
Nếu như một suất trung ủy (trung ương ủy viên) thời Trần Đình Hoan chỉ một hay hai viên gạch. (100,000USD gọi là 1 viên) thì thời kỳ Hồ Đức Việt là 10 viên. Nay Thành “đầu tư” 100 viên liệu có phải là chơi trội hay tiền mất giá? Ghế lên giá, ghế có giá hay Thành có điều kiện? Chuyện Thành đầu đinh chạy hết 10 triệu đô ở Bộ Công An ai cũng biết. Thành kể công khai và không giấu diếm.
Quay trở lại vấn đề băng đảng công an Nam Định, một cán bộ C48 cho biết, băng này có thể bắt cả nước.
Mặc dù, vấn đề chống tham nhũng đang rất nghiêm trọng nhưng Cục C48 chỉ được điều tra và khởi tố với 9 tội danh. Trong khi đó nhóm C44 và C46 điều tra và khởi tố tới 191 tội danh. C48 hầu như chả có việc gì làm. Cho nên, thưa Ông Tổng Lú, cả chuột không chết và Bình nhà ông cũng vẫn còn nguyên.
Thông tin thêm về Bùi Mạnh Cường
Xin nhắc lại là việc phê chuẩn bắt Hà Văn Thắm là do Bùi Mạnh Cường ký trước sự phản đối của nhiều cá nhân khác ở Viện Kiểm Sát. Bởi ở trên, Hoàng Nghĩa Mai đã có cách với Út Anh để điều chỉnh các UVBCT khác.
Bùi Mạnh Cường lên như thế nào chúng tôi đã từng đề cập ở những phần trước liên quan đến việc chạy chọt và mua chuộc Viện Trưởng VKS khoá trước Trần Quốc Vượng.
Nay xin thông tin thêm để hầu quý vị. Vợ Bùi Mạnh Cường là Lại Thị Loan làm việc tại Vụ thi đua khen thưởng Viện Kiểm Sát tối cao. Dù chỉ là nhân viên nhưng Loan đi lại có xe đưa đón như cấp thứ trưởng.
Viện kiểm sát tối cao cung cấp cho các địa phương 400 xe con phục vụ công tác. Nhưng Lại Thị Loan thu của địa phương mỗi xe 25 triệu. Địa phương nào không nộp thì Loan gọi điện giục nộp. Thấy vô lý, nên Viện Trưởng Kiểm Sát An Giang mới thắc mắc và gọi lên hỏi. Sự việc mới vỡ lẽ nhưng chả ai làm được gì và Lại Thị Loan chả làm sao với số tiền 400×25 triệu (10 tỷ) đó.
Chỉ với những thông tin nhỏ đó thôi thì đã thấy được về Bùi Mạnh Cường như thế nào và rằng tại sao ở Việt Nam có nhiều án oan.
Nhà Báo Tự Do
Post a Comment