Nước dạng lỏng xuất hiện trên sao Hỏa; phát hiện hành tinh "anh em" giống Trái đất... đó là những bằng chứng về việc có thể có tồn tại sự sống ngoài hành tinh.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất của khoa học hiện đại không còn là việc đi giải quyết câu hỏi "Có sự sống ngoài Trái đất không?" mà là việc "Liệu con người chúng ta có tìm thấy được bằng chứng về sự sống ngoài Trái đất?" hay không!

Sự sống hoàn toàn có thể tồn tại ngoài Trái đất. Bởi, mỗi chúng ta đều được tạo thành từ những nguyên tử (như nitơ và oxy) đã từng là một phần của một ngôi sao nổ tung.

Qua hàng tỷ năm, các sao lại được hình thành từ các đám bụi và khí lớn với những thành phần sống cơ bản như nitơ, oxy, heli… Điều này có nghĩa, sự sống ngoài Trái đất vẫn đang tồn tại rải rác ngoài vũ trụ rộng lớn kia.

Hơn nữa, những phát hiện mới đây được xem là những bằng chứng khoa học chứng minh sự sống ngoài hành tinh là có thật:

nhung-bang-chung-ve-su-ton-tai-su-song-ngoai-hanh-tinh

Đầu năm 2015, một nhóm các nhà khoa học ước tính, cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, một phần sao Hỏa được bảo phủ bởi một đại dương sâu hơn 137m.

Ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Do đó, rất có thể, sự sống đã từng hiện hữu hoặc chưa được khám phá trên hành tinh đỏ.

nhung-bang-chung-ve-su-ton-tai-su-song-ngoai-hanh-tinh (1)
Tuy nhiên, để sự sống hình thành từ nước, cần phải có thời gian. Một nghiên cứu hồi tháng 8/2015 của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nước đã tồn tại trên sao Hỏa lâu hơn khoảng thời gian 200 triệu năm mà chúng ta từng nghĩ.

Thực tế, sự sống trên Trái đất cũng hình thành trong khoảng thời gian xuất hiện các hồ chứa nước trên sao Hỏa.

nhung-bang-chung-ve-su-ton-tai-su-song-ngoai-hanh-tinh (2)

Tháng 9/2015, NASA công bố một phát hiện mang tính đột phá: Có dấu hiệu nước dạng lỏng trên sao Hỏa.

Mặc dù, lượng nước dạng lỏng này không nhiều so hơn lượng nước từng tồn tại trên hành tinh đỏ cách đây 4,5 tỷ năm trước.

nhung-bang-chung-ve-su-ton-tai-su-song-ngoai-hanh-tinh (3)

Theo các nhà khoa học, sự sống trên Trái đất có thể bắt nguồn từ các tiểu hành tinh và sao chổi. Trong một báo cáo khoa học hồi tháng 8/2015, ở sao chổi, các axit amin đã kết hợp với nhau để tạo thành những thành phần tạo nên sự sống.

nhung-bang-chung-ve-su-ton-tai-su-song-ngoai-hanh-tinh (4)

Theo các nhà khoa học, những đường ‘gân’ màu nâu xuất hiện trên bề mặt Europa, mặt trăng nhỏ của sao Mộc, có thể là nơi những dòng nước dạng lỏng, ấm tồn tại bên dưới.

Hơn nữa, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, Europa còn chứa nhiều nước hơn so với Trái đất. Đó là lý do tại sao cả Mỹ và châu Âu đều đầu tư hàng trăm triệu USD để tìm kiếm sự sống trên bề mặt của mặt trăng này.

nhung-bang-chung-ve-su-ton-tai-su-song-ngoai-hanh-tinh (5)

Bên cạnh Europa, các nhà khoa học cũng nghiên cứu mặt trăng Enceladus của sao Thổ. Họ cho rằng, bên dưới lớp biển băng giá bao phủ hầu khắp bề mặt Enceladus, sự sống ngoài Trái đất hoàn toàn có thể xuất hiện.

nhung-bang-chung-ve-su-ton-tai-su-song-ngoai-hanh-tinh (6)
Những bằng chứng thuyết phục hơn về sự sống có thể tồn tại trên mặt trăng Enceladus được giải trình trong một bài báo cáo khoa học công bố hồi đầu năm 2015.

Trong đó, các nhà khoa học khẳng định nhiệt dịch (sự tuần hoàn của nước nóng – hiện tượng xảy vẫn xảy ra trên Trái đất) bên dưới bề mặt Enceladus, là bằng chứng khoa học về sự hình thành sự sống tại Enceladus.

nhung-bang-chung-ve-su-ton-tai-su-song-ngoai-hanh-tinh (7)

Các nhà khoa học nhận định, ngoài Europa và Enceladus, trong hệ Mặt trời còn có nhiều hành tinh và vệ tinh có đại dương tồn tại bên dưới bề mặt rộng lớn của chúng.

Vấn đề là liệu chúng ta có tìm ra được những dòng chảy này ẩn sâu hàng trăm km dưới mặt đất của chúng hay không.

nhung-bang-chung-ve-su-ton-tai-su-song-ngoai-hanh-tinh (8)

Ngoài Trái đất, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ là Titan, là nơi duy nhất trong hệ Mặt trời có hồ trên bề mặt của nó. Tuy nhiên, không giống như Trái đất, thành phần lỏng trong hồ ở Titan là mêtan dạng lỏng.

Tuy nhiên, đầu năm 2015, một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Cornell (Mỹ) cho rằng trên Titan tồn tại một dạng sống hoàn toàn khác.

Thay vì cần môi trường nước, cấu trúc màng tế bào trên Titan hoạt động trong môi trường mêtan lỏng.

nhung-bang-chung-ve-su-ton-tai-su-song-ngoai-hanh-tinh (9)

Tháng 7/2015, các nhà khoa học phát hiện một hành tinh gần giống với Trái đất, cách chúng ta 1.400 năm ánh sáng.

Hành tinh ‘anh em’ có tên "Trái đất phiên bản 2.0" này cũng có quỹ đạo, kích thước, mặt trời và tuổi như Trái đất. Những điều kiện này có thể là cơ sở để hình thành sự sống ngoài Trái đất tại một hành tinh xa xôi ngoài hệ Mặt trời.

Tháng 10/2015, các nhà thiên văn học phát hiện một bí ẩn vũ trụ mới mà họ chưa thể giải thích: Quần thể siêu kiến trúc bao quanh ngôi sao KIC 8462852, nằm cách Trái đất 1.500 năm ánh sáng.

Hiện tại, các nhà khoa học thuộc dự án "Tìm kiếm các sinh vật thông minh ngoài Trái đất (SETI)" đang sử dụng kính viễn vọng Allen Telescope Array (tại Mỹ) để xác định xem siêu quần thể kiến trúc này có phải là ‘tác phẩm’ của người ngoài hành tinh hay không.

nhung-bang-chung-ve-su-ton-tai-su-song-ngoai-hanh-tinh (11)


Theo bản báo cáo khoa học công bố tháng 9/2015, các thiên hà khác trong vũ trụ có thể chứa hàng nghìn các hành tinh khác có sự sống.

anh-14-1445930154100-167-0-669-985-crop-1445931840342

Trong một bản nghiên cứu thống kê, các nhà thiên văn học ước tính có đến 92% các hành tinh giống Trái đất chưa được sinh ra.

Kết quả này dựa trên những khám phá của kính thiên văn Hubble sau khi quan sát tỷ lệ bụi vũ trụ có thể hợp thành các hành tinh có kích thước gần giống Trái đất.

Post a Comment

 
Top