Loại chất liệu độc đáo này có thể được dùng trong xây dựng các tòa nhà và con đường phát sáng trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học San Nicolás de Hidalgo tại Mexico vừa tạo ra được một loại xi măng có khả năng phát quang mới, có thể sử dụng trong xây dựng để tạo nên các con đường phát sáng hoặc các tòa nhà phát sáng mà không cần đến điện.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng vật liệu thô dùng trong xi măng và thêm vào một chút phụ gia, họ đã thay đổi các tính chất quang học của xi măng và làm cho nó phát sáng.
Vật liệu phát quang hoạt động nhờ hấp thụ năng lượng từ quá trình bức xạ và sau đó chúng sẽ chuyển năng lượng đó thành ánh sáng, có thể nhìn thấy được khi trời tối.
Trang Scientific American tóm tắt quá trình này như sau: “Bằng cách thêm vào các phụ gia, những nhà khoa học đã có thể ngăn chặn sự hình thành tinh thể mà bình thường sẽ diễn ra trong quá trình sản xuất xi măng, tạo ra một loại chất liệu có cấu trúc không kết tinh, tương tự như thủy tinh, cho phép ánh sáng bên trong đi qua.
Thay đổi tỷ lệ phụ gia thêm vào khi sản xuất xi măng sẽ điều khiển được cường độ phát quang và màu sắc của nó”.
Nhóm nghiên cứu khẳng định ra khi xi măng có khả năng hấp thụ đủ năng lượng để phát sáng trong vòng 12 giờ.
Tuy nhiên, họ cũng nói rằng cần phải nghiên cứu thêm về tính ổn định của nó và họ cũng phải nghiên cứu cách để sửa chữa khi nó bị hỏng.
Trước đây cũng từng có loại sản phẩm tương tự được sản xuất. Tại Hà Lan có một đường xe đạp được lấy cảm hứng thiết kế từ bức họa Starry Night của Van Gogh, con đường này được thiết kế bởi Daan Roosegaarde để tưởng niệm danh họa Vincent van Gogh, được làm bằng cách phủ lớp sơn phát quang lên các viên đá. Điểm khác biệt giữa con đường này với loại xi măng ở trên chính là với xi măng thì nó có khả năng tự phát sáng.
Post a Comment