Tuyến tùng hay 'con mắt thứ 3' của con người được các nhà khoa học tin rằng có vai trò là cánh cổng trung gian kết nối đời sống vật chất và thế giới tâm linh.
Con người được ban cho một bộ phận rất đặc biệt được gọi là tuyến tùng hay 'con mắt thứ 3'. Lý do nó được gọi là tuyến tùng bởi cơ quan này có hình dạng giống như một trái tùng. Tuyến tùng phụ trách việc sản xuất serotonin melatonin, có vai trò như cánh cổng trung gian kết nối đời sống vật chất và thế giới tâm linh.
Tuyến tùng hay 'con mắt thứ 3' được tìm thấy ở gần trung tâm của não và ở giữa vị trí giữa 2 bán cầu não. Rất nhiều năm qua, con người luôn nỗ lực tìm kiếm và khám phá những chức năng sinh học của nó.Theo nhiều người thì cơ quan này chính là cổng thông tin giữa thế giới vật chất và tinh thần của con người. Khi được kích hoạt nó sẽ giúp chúng ta đạt cảm giác hưng phấn và đầy thông thái. Người ta có thể kích hoạt tuyến tùng thông qua tập yoga, thiền định và nhiều phương pháp huyền bí khác.
Sau khi kích hoạt tuyến tùng, con người có thể tự do đi đến không gian khác. Thậm chí với các phương pháp cổ xưa, người ta cho rằng tuyến tùng có thể giúp kiểm soát suy nghĩ và hành động của người khác trong thế giới vật chất.
Sự kỳ bí của tuyến tùng hay 'con mắt thứ 3' vẫn thách thức các nhà khoa học trong suốt chiều dài lịch sử. Chính phủ một số nước đã nghiên cứu tác dụng của nó trong một thời gian rất dài nhưng vẫn giữ bí mật thông tin trước công chúng. Theo các chuyên gia, lý do tuyến tùng có thể giúp con người đạt được sự thông thái chính là do việc bộ não chúng ta sản sinh ra một lượng natri florua hàng ngày. Tuyến tùng hấp thụ hầu hết natri florua đi vào cơ thể.
Theo bác sĩ Rick Strassman - một chuyên gia nghiên cứu về tuyến tùng thì cơ quan này là chính là một nhà máy sản xuất hoạt chất DMT (Di-Methyl Tryptamine) trong não. Chất này giúp cho con người tiến vào không gian ảo giác huyền bí.
Các nhà khoa học và chuyên gia y học trong suốt chiều dài lịch sử vẫn đi tìm câu trả lời cho sự thần bí của tuyến tùng. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về tuyến tùng được ghi nhận xuất hiện từ thế kỷ thứ 3 TCN bởi bác sĩ Hy Lạp cổ Herophilus. Ở đó, ông mô tả cơ quan này có hình dạng như quả thông và có kích thước bằng móng tay út. Tới thế kỷ 17, một triết gia người Pháp có tên Rene Descartes coi tuyến tùng như là một 'nơi ngự trị của linh hồn'. Các nhà khoa học ngày nay vẫn say mê khám phá những điều bí ẩn về 'con mắt thứ 3' của loài người nhưng chưa ai tìm ra đầy đủ những điều bí ẩn về nó.
Post a Comment