''Nhờ áp suất siêu lớn tác động lên các-bon đã tạo thành những viên kim cương trôi nổi trong biển khí methane và hydro lỏng''.

Theo Techinsider, kim cương được làm từ các-bon ở nhiệt độ và áp suất cao. Trên Trái Đất, kim cương có ở độ sâu khoảng 160 km dưới lòng đất.

Những dòng mắc ma của núi lửa khi phun trào đã đưa chúng lên gần mặt đất hơn. Sau đó, chúng ta dùng nó để làm những món đồ trang sức đẹp lung linh.

Trong bầu khí quyển dày đặc có kích thước lớn trên các hành tinh như sao Mộc và sao Thổ, nơi có trọng lực lớn, áp suất và nhiệt độ cao có thể nén các-bon ở giữa không trung và tạo ra mưa kim cương.

Bão sét có thể tạo mưa kim cương trên sao ThổẢnh minh họa

Các nhà khoa học từng suy đoán rằng, kim cương tồn tại rất nhiều trong lõi của các hành tinh có khí nhỏ hơn với nhiệt độ thấp hơn như Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh. Thế nhưng, họ tin rằng các hành tinh khí lớn hơn như sao Mộc và sao Thổ có bầu khí quyển không thích hợp để tạo ra kim cương.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích những áp lực và nhiệt độ trong bầu khí quyển của sao Thổ của sao Mộc. Sau đó, họ đã dựng mô hình phản ứng các-bon và xác định rằng mưa kim cương rất có khả năng xuất hiện ở hai ngôi sao này.

Nhà nghiên cứu Kevin Baines, Đại học Madison-Wisconsin và Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho rằng, kim cương được hình thành với số lượng lớn ở các khu vực thường xuyên có bão sét trên sao Thổ.

Ban đầu, kim cương xuất hiện trong dạng khí mê tan. Những cơn bão sét mạnh khủng khiếp trên hai hành tinh khí khổng lồ này đã biến khí mê tan thành muội than (bồ hóng).

''Khi muội than rơi xuống, áp suất tác động lên nó tăng lên. Và sau khi rơi khoảng 1000 dặm, muội than chuyển thành than chì dạng tấm giống như Các-bon mà chúng ta có thể thấy trong lõi của bút chì'', Baines nói.

Những mẩu than chì này tiếp tục rơi thêm 3.700 dặm, đi vào sâu bên trong bầu khí quyển của sao Thổ. Tại đây, nhờ áp suất siêu lớn tác động lên các-bon đã tạo thành những viên kim cương trôi nổi trong biển khí methane và hydro lỏng.

Cuối cùng, những viên kim cương này rơi về phía bên trong của sao Thổ ( ở độ sâu 18.600 dặm), nơi có áp lực và nhiệt độ lớn khủng khiếp làm tan chảy những viên kim cương thành cacbon nóng chảy.

"Một khi xuống tới độ sâu cực đại, áp lực và nhiệt độ rất kinh khủng và không có cách nào để có thể giữ những viên kim cương còn nguyên vẹn", Baines cho biết.

Trước khi bạn bắt đầu tạo ra một con tàu vũ trụ để tới sao Mộc hoặc sao Thổ để tìm kiếm kim cương thì hãy lưu ý rằng: Áp lực và nhiệt độ tại đây sẽ tiêu diệt bất kỳ chiếc tàu vũ trụ nào trước khi tiếp cận được những đám mây chất đầy sự giàu sang lấp lánh.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top