Các nhà nghiên cứu đang miệt mài đi tìm lời giải đáp thỏa đáng cho một sinh vật huyền thoại nửa người, nửa cá mà nhiều người hay gọi với cái tên "nàng tiên cá".

Những lần xuất hiện của Nàng tiên cá trong lịch sử

cáHuyền thoại về nàng tiên cá xuất hiện từ 1.000 năm trước Công nguyên. Ảnh minh họa: Wikimedia Commons

Khoảng 1.000 năm trước Công nguyên, truyền thuyết đầu tiên về nàng tiên cá đã xuất hiện. Thời điểm ấy, câu chuyện được lan truyền kể về nữ thần Syria nhảy xuống hồ để biến thành một con cá, song nữ thần không hoàn toàn biến thành cá mà thành một sinh vật nửa người, nửa cá vô cùng kỳ dị.

Năm 1403, lần đầu tiên con người tuyên bố nhìn thấy nàng tiên cá ở Hà Lan. Một nàng tiên cá bằng xương bằng thịt được một nhóm ngư dân phát hiện sau khi nước lũ rút vội. Trong cuốn sách Speculum Mundi do Bộ trưởng Anh John Swan xuất bản năm 1635, mỹ nhân ngư bị mắc cạn này sớm thích nghi với cuộc sống mới, thích dạo chơi, mặc quần áo đẹp, song tuyệt nhiên không hé nửa lời.

Trong lịch sử, nhiều người cho rằng họ đã thấy nàng tiên cá. Một trong số họ là nhà thám hiểm vĩ đại Christopher Columbus. Người đầu tiên tìm ra châu Mỹ cho biết ông đã thấy các nàng tiên cá trong chuyến hành trình tới Bắc Mỹ. Điều này khiến nhà thám hiểm thích thú tới độ ông đã ghi lại khoảnh khắc đó trong nhật trình của mình, theo National Geographic.

"Vào ngày 8/1/1493, khi chúng tôi tới vùng Rio del Oro, thuộc Haiti, tôi thấy 3 nàng tiên cá nhưng họ không đẹp như chúng ta tưởng, bởi gương mặt họ có những nét của đàn ông", Columbus viết.

Nhật báo Londonnăm 1738 cũng đăng tấm hình của một tiểu mỹ nhân ngư được tìm thấy trên bờ biển Hebrides. Tuy nhiên, người dân đã ném đá nàng tiên cá nhỏ bé này vì tưởng là quái thai. Khi phát hiện ra, người dân đã chôn cất nàng tiên cá cẩn thận.

Ngoài ra, xác của các sinh vật được cho là nàng tiên cá còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới như Nga, Philippines, Tây Ban Nha,...

Xác ướp FeeJee, minh chứng gây tranh cãi nhất về nàng tiên cá

người cá feejeeXác ướp Feejee. Ảnh: Tskuebler

Năm 1842, tiến sĩ Griffith ra mắt xác ướp nàng tiên cá FeeJee tại New York, Mỹ. Việc này được các nhà khoa học và những người hiếu kỳ đón nhận nồng nhiệt. Theo tiến sĩ Griffith, xác ướp FeeJee có chiều dài 0,5 m, chiều cao cùng chiều rộng 0,2 m và khẳng định chắc nịch rằng đây là một nàng tiên cá do ngư dân Nhật Bản bắt được.

Kể từ đó, người ta dựng mô hình của xác ướp FeeJee và lan truyền khắp thế giới. Suốt thời gian dài, xác ướp phiên bản gốc được trưng bày tại bảo tàng Barnum, bang Connecticut, Mỹ. Tuy nhiên, nó bị thất lạc trong một lần hỏa hoạn tại bảo tàng này.

Ở thời điểm đó, xác ướp FeeJee trôi nổi khắp nơi, qua hết người này đến người khác. Những thủy thủ cho rằng FeeJee là biểu tượng của sự may mắn trong khi các nghệ sĩ xiếc lại coi xác ướp là vật để thu hút sự chú ý của khán giả.

Năm 1919, xác ướp FeeJee được tìm thấy tại một chợ cá ở Anh. Hơn 60 năm sau, nó mới được quyên tặng cho bảo tàng Horniman (Anh) và được lưu giữ ở đó cho tới tận bây giờ.

Các nhà khoa học thời xưa rất hào hứng nghiên cứu về sinh vật huyền thoại nàng tiên cá, song mọi kết luận về sinh vật nửa người, nửa cá này đều đi vào 'ngõ cụt'. Và họ càng sửng sốt hơn khi nhìn thấy xác ướp FeeJee. Nhiều người còn cho rằng đó là nàng tiên cá đã được ướp xác.

...Còn nữa!

Mời quý độc giả theo dõi tiếp Kỳ 2 của loạt bài 'Nàng tiên cá': Có thực hay chỉ là huyền thoại? vào lúc 20h ngày 30/8 trên mục Khám Phá của trang Tin Tức Việt Nam (Tintuc.vn).

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top