Là một trong những thương hiệu bán lẻ nổi tiếng và được nhiều người yêu thích nhưng mới đây H&M đã bị lên án gay gắt xung quanh đạo đức lao động.

Theo thông tin được tiết lộ trong một cuốn sách sẽ được xuất bản vào tuần tới thì chuỗi thời trang bán lẻ đến từ Thụy Điển, H&M cùng với những nhà máy sản xuất quần áo của mình tại Myanmar đã thuê những đứa trẻ ở độ tuổi 14 để làm việc với thời lượng hơn 12 tiếng mỗi ngày.

"Họ thuê bất kỳ ai muốn làm việc" - Zu Zu, một trong những cô bé muốn làm việc kiếm tiền mưu sinh đã chia sẻ như vậy với những tác giả của cuốn sách có tên Modeslavar (Modeslavar là tiếng Thụy Điển, tiếng Anh có nghĩa là Fashions Slaves - tạm dịch là Nô lệ thời trang).

Hai tác giả Moa Kärnstrand và Tobias Andersson Akerblom đã tiếp cận với những cô bé 15 tuổi hiện đang làm việc tại hai nhà máy có tên Myanmar Century Liaoyuan Knitted WearMyanmar Garment Wedge, nằm gần thủ đô Yanhon, Myanmar.

Họ phát hiện ra rằng những bé gái này đang phải làm việc không ngừng nghỉ tới 10h tối mỗi ngày, điều này đã vi phạm luật pháp Myanmer và công ước lao động quốc tế.

H&M bị lên án vì bóc lột sức lao động của trẻ em

Trước thông tin này, H&M đã làm việc với 2 công ty sản xuất của mình tại Myanmar đồng thời điều tra lý lịch của các cô gái thông qua số ID nhân viên. Cuối cùng, H&M đã phát hiện ra rằng tình trạng thuê lao động ở độ tuổi từ 14-17 tại Myanmar đã có từ năm 2013.

Mặc dù vậy, trong thông cáo gửi tới giới truyền thông, đại diện của H&M vẫn khẳng định rằng việc làm này là hợp pháp. "Theo luật lao động quốc tế thì việc thuê những lao động ở độ tuổi 14-18 không hề vi phạm pháp luật. Thay vì đó, tổ chức lao động quốc tế nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không lạm dụng nhóm tuổi lao động này ở Myanmar. Tất nhiên, H&M sẽ không bao che cho việc lạm dụng lao động trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào.".

H&M còn cho biết thêm: "Đối với chúng tôi, điều tối quan trọng là việc các sản phẩm phải được sản xuất dưới điều kiện làm việc tốt nhất và bảo đảm an toàn lao động, sức khỏe, môi trường cho công nhân.".

Tiết lộ này gây ra nhiều mối lo ngại về điều kiện làm việc tại Myanmar, nơi có rất nhiều chuỗi thời trang bán lẻ như Marks & Spencer, Tesco, Primark, New Look cùng với H&M, C&A, Aldi và Gap trong nhiều năm trở lại đây.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top