Sâu trong những khu rừng nguyên sơ tại hòn đảo "tử thần" đáng sợ này là hàng triệu "sát thủ máu lạnh" có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào.

Nằm ở phía tây Thái Bình Dương (khu vực được cho là có nhiều hòn đảo không ai dám đặt chân đến sống nhất thế giới), đảo Guam được mệnh danh là một trong những địa điểm đáng sợ nhất hành tinh.

Tại sao vậy? "Sát thủ" nào khiến cho Guam trở nên ám ảnh và kinh hoàng đến nỗi chỉ mới nghe đến thôi, nhiều người phải "lạnh gáy"?

Bí mật

Bạn nghĩ gì khi hòn đảo tuyệt đẹp ở bờ tây Thái Bình Dương này lại chẳng thế có khách du lịch ghé thăm? Ảnh: Soha

"Đảo tử thần" - Nơi hoang dã ngăn bước chân người đến

Là một trong những nơi còn giữ được nguyên vẻ hoang dã, các khu rừng trên đảo là cả một thế giới tự nhiên vô cùng đáng sợ.

Mặc dù vẫn có người sinh sống nhưng theo tính toán, số dân ở trên đảo chỉ bằng 1 phần rất nhỏ so với số lượng loài "sát thủ" đang sinh sống ẩn nấp nơi đây.

Loài "sát thủ máu lạnh" đó không đâu khác chính là một loài rắn cực độc có tên rắn cây nâu..

Bí mật

Rắn cây nâu - Một tay leo trèo cự phách ở đảo Guam. Ảnh: Soha

Có đến 2 triệu con rắn độc đang "làm vương, làm tướng" tại đây, điều này khiến cho Guam trở thành hòn đảo "tử thần" gây ám ảnh cho những ai vô tình lạc bước vào các khu rừng trong đêm tối ở đây.

Theo những người dân kỳ cựu sống trên đảo thì rắn cây nâu bắt đầu xuất hiện từ sau Thế chiến thứ 2. Trải qua hơn 70 năm sinh sôi, rắn cây nâu giờ đã trở thành "kẻ thù" đáng sợ nhất của rất nhiều loài động vật và con người trên đảo.

2 triệu con rắn độc là nguyên nhân khiến cho 10 trong tổng 12 loài chim bản địa bị tuyệt chủng. Chúng thậm chí còn tấn công con người và phá hủy các đường dây điện và điện thoại, gây mất điện và mất liên lạc.

Bí mật

Hình ảnh rắn âu đang xơi tái 1 con chim bản địa. Ảnh: Soha

Từ rừng hoàng, "quái vật" dài đến 3 mét này dần xâm lấn vào nơi con người ở để săn các loài chim, gia súc, thằn lằn và nhiều loài khác. Các nhà sinh học ước tính, cứ mỗi hecta rừng có đến 70 con rắn nâu. Chúng vốn là loài hung hăng và chuyên đi săn đêm.

Nọc độc của rắn cây nâu tấn công hệ thần kinh và gây nguy hiểm cho tính mạng người nếu không được cấp cứu và chữa trị kịp thời.

Guam hẳn không phải là ngọc đảo thiên đường an toàn để bạn thưởng thức biển xanh, cát vàng.

Chính quyền đối phó thế nào với sự xâm lấn của "sát thủ máu lạnh" này?

Guam là một hải đảo có tổ chức nhưng chưa hợp nhất chính thức của Mỹ. Có khoảng 200.000 người dân đang sinh sống tại đây.

Để đảm bảo sức khỏe của người dân; bảo vệ thiên nhiên và cơ sở vật chất trước sự phá hoại của rắn cây nâu; cũng như thu hút khách du lịch nhằm tăng thêm kinh tế cho người bản địa, chính quyền đảo Guam và giới chức trách Mỹ đã đưa ra một giải pháp nhằm loại bỏ bớt loài rắn này.

Vì rắn cây nâu không có địch thủ nên người ta phải dùng đến Acetaminophen, một hoạt chất có trong thuốc giảm đau cho người nhưng lại cực kỳ nguy hiểm với rắn cây nâu.

Đầu tiên, họ cho chuột ăn loạt bả có chứa hợp chất này (Acetaminophen cũng gây nguy hiểm cho chuột). Sau đó, họ rải hàng nghìn con chuột chết xuống khoảng 40 hecta rừng để bẫy rắn.

rắnChuột là một trong những món khoải khẩu của rắn cây nâu. Ảnh: Soha

Họ hi vọng, "kế sách" này sẽ khiến hàng loạt rắn cây ăn phải mà chết. Kế sách mà họ thực hiện năm 2013 này đã thu lại một số kết quả khả quan.

Tuy nhiên, với số lượng rắn độc đông đúc cộng với việc sinh sôi nảy nở của chúng thì có lẽ chính quyền và người dân nơi đây vẫn phải "vắt óc" nghĩ thêm nhiều biện pháp khác, nhằm loại bỏ bớt "sát thủ" phá hoại mà vừa bảo vệ được môi trường tự nhiên an toàn cho các loài động vật khác.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top