Vậy thế nào là khái niệm nhân văn, nhân đạo, nhân bản ?
Nhân bản: là lấy con người làm gốc. Chủ nghĩa nhân bản là chủ nghĩa coi trọng con người với thực thể hiện hữu của nó – sự sống còn và bản chất người (bao gồm cả bản năng vốn có và những giá trị khác). Do đó nói tới giá trị nhân bản là nhấn mạnh đến khía cạnh bản thể của con người.
Nhân đạo: hiểu theo nghĩa đen là đường đi của con người. Con đường đó còn gọi là đạo lí. Đó là đạo lí phải tôn trọng quyền lợi chính đáng của con người, không được xâm phạm đến sinh mệnh, thân thể, sự tự do về tư tưởng cũng như tình cảm của con người.Chủ nghĩa nhân đạo đòi hỏi sự yêu thương, quý trọng con người, thuật ngữ nảy nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức.
Nhân văn: cần hiểu theo ý nghĩa từng từ. Nhân là người, văn là vẻ đẹp. Nhân văn có thể hiểu là những giá trị đẹp đẽ của con người. Một tác phẩm có tính nhân văn là tp văn học thể hiện con người với những nét đẹp của nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách. yacs phẩm đó hướng đến k.đ đề cao vẻ đẹp của con người. Nhân văn là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại.
VA
Giáo dục có trách nhiệm chuyển giao giá trị nhân bản
Đó là nhận xét của Tiến Sĩ Cao Dũng, tác giả cuốn sách “Cơ sở giáo dục nhân bản: Văn hóa Việt Nam – văn hóa giao thoa đông tây” của Nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa sắp tái bản lần thứ ba với phóng viên Human.
Thưa ông, được biết ông là một chuyên gia về khoa học giáo dục, học và tốt nghiệp ở Pháp, có những công trình nghiên cứu về giáo dục nhân bản, định hướng thanh thiếu niên, vậy theo ông, Giáo dục nhân bản là gì và dựa trên những cơ sở nào?
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ phạm trù của từ “Nhân bản”, vì trong tiếng Việt có rất nhiều nghĩa. Nhưng trong tương quan với giáo dục thì “Nhân” có nghĩa là người , “bản” có nghĩa là gốc, hai từ “nhân bản” được ghép lại nghĩa là những gì gắn liền với bản tính gốc gác, mang tư cách của con người. Với ý nghĩa này, từ “nhân cách” nghĩa là: “tư cách và phẩm chất của con người” có nghĩa tương đương. Như thế, ý niệm “nhân bản” hay “nhân cách” trong ngôn ngữ Việt Nam cùng mang ý nghĩa là tư cách làm người của một con người trong xã hội. Giáo dục nhân bản hay giáo dục nhân cách có nghĩa là học làm người.
Quay trở về với câu hỏi Giáo dục nhân bản dựa trên những cơ sở nào, tôi chợt nhớ tới kết luận của Nhà nhân chủng học văn hóa Linton trong tác phẩm Cơ sở của nhân cách: “nhân cách (nhân bản) như là kết quả của văn hóa”. Thật thế, Văn hóa thông qua hệ giá trị, chuẩn mực, quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan, biểu hiện thành tư tưởng và chuẩn mực đạo đức, tình cảm, niềm tin tác động những hành vi, ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội.
Mỗi dân tộc có văn hóa riêng, sẽ cho những bài học làm người riêng. Với người Việt Nam có văn hóa Việt Nam hình thành nối tiếp nhiều thế hệ theo dòng chảy của lịch sử dân tộc, qua hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức, cách sống góp phần hình thành nhân cách của người Việt Nam.
Theo ông, đối với người đi học và cha mẹ của học sinh, dựa trên những chỉ dấu nào để nên chọn nền giáo dục nhân bản?
Không phải cha mẹ chọn, cũng chẳng phải là học sinh chọn mà xã hội qua các kênh giáo dục có trách nhiệm chuyển giao, những giá trị làm người (nhân bản) cho các thành viên từ tấm bé tới trưởng thành qua nhiều kênh khác nhau: Gia đình, nhà trường, các môi trường sống, truyền thông… Vấn đề là ở chỗ xã hội có tìm ra được, hay chắt lọc những bài học tinh hoa làm người trong văn hóa Việt hay không, điều mà chúng ta nhìn thấy rõ thực tế trong xã hội đã bỏ ngỏ trong thời gian rất dài, làm cho xã hội Việt chúng ta sinh ra nhiều gian dối, chạy theo thành tích bất chấp tất cả.
Đối với nhà nhà trường , tại sao cần cung cấp nền giáo dục nhân bản?
Tôi chợt nhớ tới câu Ngạn ngữ La tinh cổ: “Homo fit, non est”, nghĩa là: “Con người trở nên người chứ không tự nhiên thành người”. Để trở nên người đúng nghĩa, con người phải được đào tạo, rèn luyện, phấn đấu trong một quá trình dài “học làm người”, học trở nên người thông qua giáo dục nhân bản. Giáo dục trong tiếng Pháp và tiếng Anh là từ education có gốc La tinh từ ēdūcere có nghĩa là khơi dậy những gì vốn đã có sẵn ở mỗi người. Trường học phải có trách nhiệm chuyên biệt. Khi dạy những kỹ năng sống dựa trên giá trị nền tảng tạo thành nền giáo dục nhân bản cho dân tộc trên bình diện quốc gia, giá trị phổ quát trên bình diện nhân loại.
Hơn thế nữa, riêng với Việt Nam, giáo dục nhân cách mang hai đặc điểm đặc thù của văn hóa Việt Nam: một mặt mang cơ sở tính truyền thống, mặt khác “mở ra thế giới tri thức” nhằm phát triển không ngừng. Trung thành với văn hóa dân tộc nhưng hòa vào đại gia đình nhân loại mà vẫn không mất đi căn tính độc đáo của tính nhân bản chắt lọc từ nguồn văn hóa Việt Nam.
Những chủ đề nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cần, kiệm, liêm, chính, dũng.. hữu ích và bất lợi như thế nào trong giáo dục và đời sống toàn cầu hóa?
Các giá trị làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cần, kiệm, liêm, chính, dũng đó là ý niệm làm nên tính cách của người Việt được hình thành và thực hành trong đời sống xã hội theo dòng lịch sử. Các thế hệ đón nhận như theo cách nói của nhà phân tâm học Carl Jung: “thừa kế tinh thần” và cách tân theo hiện đại do tính truyền thống và mở của văn hóa Việt Nam.
Cái bất lợi là các các tên gọi nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cần, kiệm, liêm, chính, dũng ban đầu dễ gây cho các bạn trẻ cảm nhận đó những bài học đạo đức cổ nhàm chán, chỉ có giá trị xa xưa, trong quá khứ không hợp với thế hệ trẻ hiện đại. Thế nhưng nếu nghiên cứu thấu đáo, chúng ta sẽ thấy rằng: Dù đó là các giá trị văn hóa bản địa truyền thống không bất biến, nhưng lại luôn liên tục được bổ sung cho phù hợp với cuộc sống nhất là khi nó giao thoa các nền văn hóa khác và hội nhập với thế giới. Vì thế khi kế thừa văn hóa, Việt Nam luôn có nền – văn hóa bản địa là truyền thống là tiền đề để gặp gỡ cái mới, cái hay của văn hóa chung nhân loại do tính mở, hội nhập của nó.
Trên bình diện hội nhập quốc tế, Tổ chức UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) – Cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc, có đưa ra 12 giá trị sống phổ quát chung nhân loại: hợp tác, tự do, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, tình yêu, hòa bình, tôn trọng, trách nhiệm, giản dị, khoan dung và đoàn kết. Soi các giá trị phổ quát đó với các ý niệm về con người Việt Nam, chúng ta thấy nằm các chủ đề nằm trong ý niệm con người truyền thống.
Ví dụ: tình yêu và khoan dung của giá trị phổ quát có trong Đức ái nhân. Hay trách nhiệm và trung thực có trong các đức tính của Tín. Khiêm tốn có trong đức dũng. Giản dị là hiểu rõ giá trị của những vật chất dù nhỏ bé nhất trong cuộc sống, có trong tinh thần của tiết kiệm. Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một tập thể. Đoàn kết được tồn tại nhờ sự chấp nhập và hiểu rõ giá trị của mỗi người, cũng như biết đánh giá đúng sự đóng góp của họ đối với tập thể có trong tinh thần của nghĩa
Xin cảm ơn thầy!
HỒ ĐỨC (Thực hiện)
NHỮNG BÀI HỌC NHÂN BẢN LUÔN CẦN THIẾT VỚI BẤT CỨ AI
Dù có giao tiếp hàng ngày rất nhiều với thế giới công nghệ, giao tiếp với nhiều bạn hữu, bất cứ ai thuộc tầng lớp nào vẫn là thành phần của một xã hội, cũng phải học làm người và học để nên người. Những bài học nhân bản: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cần, kiệm, liêm, chính, dũng luôn cần thiết. Đó là các giá trị sống từ văn hóa truyền thống không bất biến, nhưng luôn liên tục được bổ sung cho phù hợp với cuộc sống nhất là khi nó giao thoa các nền văn hóa khác và hội nhập với thế giới.
(Tiến sĩ Cao Dũng)
Posted by Việt Anh
Post a Comment