Đời người có 4 câu hỏi lớn: Ta vốn là ai? Ta từ đâu tới? Chết rồi sẽ đi về đâu? Phải chăng luật nhân quả là có thật, thiện có thiện báo, ác có ác báo? Chuyên mục văn hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên kể lại những câu chuyện có thật, với mong muốn qua những câu chuyện nhân sinh này, mỗi người cùng suy ngẫm và có trách nhiệm hơn với cuộc sống, trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua…

Nữ cư sĩ Phật giáo người Singapore trong ảnh vốn là 1 cô gái xinh đẹp, nhưng cục bướu mang trên mặt có đầy đủ ngũ quan, biết ăn cơm nói chuyện là chứng tích của nghiệp tội cô đã tạo trong quá khứ. Hiện cô đang sống ở Tây Tạng, và ngày ngày tu học. Bức ảnh do Ông Châu Sư Huynh từ học viện tịnh tông ở Úc chia sẻ, cùng với những bức hình kinh sợ khác của vị nữ tu sĩ trong một buổi thuyết giảng tại Singapore. Ông cho biết, những hình ảnh này là sự thật, được chụp từ khuôn mặt của một nữ tu sĩ người Singapore sau khi cô bất ngờ mọc một khối ung bướu kỳ dị trên mặt.

Cục bướu kinh hoàng hình mặt người biết ăn cơm nói chuyện… 

Vị tu sĩ này ban đầu chỉ là một cô gái có thân hình bình thường và một khuôn mặt xinh đẹp như trăng rằm. Ở độ tuổi 18, cô còn được gọi là hoa khôi của trường làng, thế nhưng cuộc đời biến động, cho đến năm 40 tuổi, cô bỗng nhiên phát triển một cục thịt trên mặt, dần dần u bướu đó phát triển lớn, bao trùm một phần mặt bên phải của người phụ nữ.

Cô đã dùng mọi phương pháp chạy chữa để khối u đó ngừng phát triển, ngay cả từng cắt bỏ nhưng vẫn không ngăn chặn được sự lớn lên của nó. Đặc biệt, cô càng tác động đến khối u, nó càng lớn mạnh và biểu lộ rõ cảm xúc như một đứa trẻ, thậm chí nó có thể ăn được cơm như một cơ thể bình thường.

Quá sợ hãi với những gì xảy ra trên cơ thể mình, người phụ nữ này đã tìm đến đạo Phật và học được luật nhân quả về đời người. Tin rằng đó là luật nhân quả của kiếp trước báo ứng lên cơ thể của mình, cô đã trở thành tu sĩ và ngày đêm nghe giảng kinh phật mong chuộc lại tội lỗi.

Hiện tại, vị tu nữ này đang sống tại làng phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng, mỗi ngày đều có một vị Lạt-ma tới giảng kinh thuyết pháp cho cô.

 Nguồn gốc bộ kinh “Tam Muội thủy sám”

Đời người như nước chảy, những gì chúng ta gây ra trong quá khứ đang khiến chúng ta gánh chịu ngày hôm nay…

Câu chuyện của Ngộ Đạt Quốc Sư, tác giả bộ kinh Tam Muội Thủy Sám, cho chúng ta biết chuyện cục bướu mang hình người không phải là chuyện của ngày hôm nay mà đã từng xảy ra nhiều trong quá khứ..

Ngộ Đạt Quốc sư, trước khi nổi tiếng và được phong làm quốc sư, có một lần gặp một nhà sư đang bị bệnh tại một ngôi chùa. Nhà sư ấy trên người đang bị lở loét, bốc mùi hôi thối rất ghê, vì thế những người khác đều lo mà tránh cho xa, chỉ có Ngộ Đạt quốc sư, thường thương xót mà chăm sóc cho ông ta, bệnh tình của nhà sư ấy cũng dần dần được khá lên. Sau này vào lúc chia tay, nhà sư ấy cảm kích và nói với ông: “Sau này nếu như ông gặp nạn, thì có thể tới Tứ Xuyên, Bành Châu, Cửu Lũng Sơn mà tìm tôi. Trên núi đó có hai cây tùng mọc liền nhau làm mốc đánh dấu chỗ tôi ở”.

Về sau, nhờ Đức hạnh cao thâm, Ngộ Đạt được Đường Ý Tông cực kỳ tôn kính và phong làm quốc sư, đối với ông vô cùng sủng ái. Nhưng mà một ngày nọ, trên đầu gối của Ngộ Đạt quốc sư đột nhiên mọc ra một vết loét có hình mặt người, đầy đủ cả mắt mũi miệng. Mỗi lần lấy thức ăn nước uống đút cho thì nó đều có thể mở miệng ra ăn uống hệt như người. Thỉnh mời danh y các nơi tới chữa trị nhưng tất cả đều bó tay.

Một ngày nọ, Ngộ Đạt quốc sư đột nhiên nhớ lại lời dặn dò của vị tăng nhân bị bệnh lúc chia tay, nên bèn lên đường vào núi tìm kiếm. Cuối cùng vào lúc trời nhá nhem tối, Ngộ Đạt quả nhiên tìm được hai cây tùng mọc liền nhau, cao vút tận mây. Còn vị tăng kia đã đứng ở trước một cung điện lớn bằng vàng và ngọc bích huy hoàng tráng lệ, chờ đợi ông. Vị tăng ấy ân cần tiếp đãi Ngộ Đạt quốc sư và giữ ông ở lại đó.

Ngộ Đạt quốc sư bèn kể về căn bệnh kỳ quái và nỗi thống khổ của bản thân, vị tăng kia nói với ông:“Không sao cả, ở dưới núi đá này có dòng suối trong, đợi đến sáng sớm ngày mai ông tới đó dùng nước suối ấy rửa thì sẽ khỏi bệnh thôi”.

Bình minh ngày hôm sau, khi Ngộ Đạt quốc sư tới cạnh dòng suối trong vắt ấy, đúng lúc đang muốn vốc nước để rửa, đột nhiên nghe thấy vết loét mặt người kia lại mở miệng kêu to: “Hãy khoan rửa đã! Ông có tri thức uyên thâm, thông kim bác cổ, nhưng không biết là ông đã đọc câu chuyện về Viên Áng và Triều Thác trong sách ‘Tây Hán thư‘, hay chưa?”.

Ngộ Đạt quốc sư trả lời: “Đã từng đọc qua rồi!”.

Vết loét mặt người nói: “Nếu ông đã đọc rồi, tại sao không biết chuyện Viên Áng giết Triều Thác chứ! Kiếp trước ông chính là Viên Áng, còn Triều Thác chính là ta. Lúc đó do ông tâu lời sàm ngôn với Hoàng đế, hại ta phải bị chém ngang lưng tại Đông Sơn. Mối thù sâu hận lớn này, ta suốt mấy kiếp liền đều tìm kiếm cơ hội để trả thù, nhưng vì suốt 10 kiếp ấy ông đều là một vị cao tăng, lại giữ gìn giới luật nghiêm cẩn, khiến cho ta không có cơ hội để báo thù. Lần này ông vì được Hoàng thượng quá sức sủng ái cho nên lòng danh lợi đã động, đạo đức có chỗ bị tổn khuyết cho nên ta có thể đến gần ông mà trả thù. Hiện nay nhờ có tôn giả Mông-già-nhược-già (hóa thân làm vị tăng nhân bị bệnh) ban cho ta nước phép tam muội, giải thoát cho ta. Thù xưa giữa chúng ta đến đây cũng đã được giải rồi!”.

Sau khi nghe xong, Ngộ Đạt quốc sư bất giác rùng mình kinh ngạc, vội vàng vốc nước rửa ráy, lúc rửa cảm thấy đau đớn thấu tận xương tủy, và ngất xỉu. Sau khi tỉnh lại ông thấy vết loét đã biến mất, quay đầu lại nhìn thì cung điện vàng ngọc lộng lẫy kia cũng đã không còn dấu tích đâu nữa. Về sau Ngộ Đạt quốc sư tu hành ngay tại chỗ này, từ đó trở đi không rời ngọn núi ấy nữa. Bộ kinh “Tam muội thủy sám” nổi tiếng chính là do Ngộ Đạt quốc sư truyền lại cho đời sau.

Một mối thù từ 10 kiếp trước, đến tận 10 kiếp sau, kẻ có tội dù là một vị cao tăng, nhưng chỉ vì một niệm danh lợi khởi lên từ trong lòng, vẫn chạy không thoát sự báo ứng về nhân quả. Câu chuyện cổ chân thực này, đã cho chúng ta một sự cảnh tỉnh không nhỏ. Ai còn coi thường bất kỳ một ý niệm nào nẩysinh ra? Ai còn hoài nghi sự công bằng của luật nhân quả được nữa đây?

Người xưa có câu: Nhân nào, quả đó. Con người khi sinh ra trên cõi đời này không mang theo thứ gì và khi rời đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng. Nếu đã tin vào luật nhân – quả, hiểu được luật được – mất, tốt – xấu, thì chúng ta có thể nắm lấy vận mệnh của mình để tạo dựng đức, tiêu trừ nghiệp, để chuyển hóa nghiệp và cuối cùng cải mệnh của mình bằng việc khi rời cõi trần thế này chỉ mang theo mình một thứ: Đức!

Nguồn: daikynguyen

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top