Cách đây hai ngày, là ngày 22/8/2016 có hai diễn biến liên quan đến Formosa:

Ngày đó các quan chức Bộ TN&MT và tỉnh Quảng Trị một lần nữa xuống tắm biển, ăn cá để chứng minh biển đã sạch sau sự cố xả thải.

Cũng ngày này cơ quan chức năng cho công bố kết quả được đăng dưới đây.

.

Nhìn tấm ảnh tôi mới chụp đêm qua một buồng chuối đùn ra từ giữa thân cây khi phần ngọn nó bị nghẹn vì lý do gì đó tôi chợt lóe lên một ý nghĩ: Việc làm tệ nhất trên đời là cố tình bưng bít sự thật.Kiểu gì sự thật cũng lòi ra.



Dưới đây là bài trên báo VNE (Có thể sẽ bị gỡ trong vài giờ tới:)

Nhiều mẫu cá tại Hà Tĩnh nhiễm chất độc xyanua, phenol

Kết quả kiểm nghiệm 9 mẫu cá các loại và ghẹ lấy tại Hà Tĩnh của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho thấy 5 mẫu nhiễm xyanua, 3 mẫu nhiễm phenol và một mẫu lượng cadimi vượt ngưỡng cho phép.

• Lấy mẫu cá 4 tỉnh miền Trung để xét nghiệm ‘có thể ăn được không’ / Phenol và xyanua độc hại ra sao

Ngày 22/8, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã báo cáo kết quả này cho Bộ Y tế, đồng thời gửi trả kết quả cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh là nơi chuyển mẫu kiểm nghiệm.

Theo đó, 5 mẫu nhiễm xyanua gồm: Cá mỏ neo hàm lượng độc chất 3,9 mg trong một kg; cá đuối, ghẹ 3 mắt lượng xyanua 0,8 mg/kg; cá nhồng 0,6 mg/kg; cá man 0,5 mg/kg. 3 mẫu phát hiện nhiễm phenol là cá đuối 14 mg/kg, cá man 8,3 mg/kg, ghẹ 3 mắt 10 mg/kg. Lượng phenol được phát hiện trong mẫu cá lần này cao hơn nhiều so với mức được phát hiện trong 20 tấn cá cục đông lạnh tại Quảng Trị thời điểm đầu tháng 6 là 0,037 mg/kg.

Những mẫu cá kiểm nghiệm được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh lấy vào ngày 5/8 tại Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), biển Kỳ Anh.

Trong khi đó ngày 24/8, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế công bố từ đầu tháng đến ngày 19/8, trong 18 mẫu hải sản được lấy từ tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) kiểm nghiệm chỉ phát hiện một mẫu có lượng cadimi vượt ngưỡng.

Đại diện Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục lấy các mẫu hải sản tại 4 tỉnh miền Trung để giám sát. Dựa trên kết quả này, Hội đồng khoa học của Bộ sẽ đưa ra kết luận xem liệu cá đánh bắt ở các tỉnh này đã an toàn để ăn hay chưa. Dự kiến kết quả kiểm tra sẽ được công bố vào cuối tháng 8. 

Theo bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trên thế giới cũng như trong nước từ trước đến nay chưa bao giờ giám sát lượng phenol, xyanua trong hải sản nên không quy định ngưỡng các chất này trong thực phẩm. Sau sự cố ô nhiễm môi trường, các chất này mới được đưa vào diện giám sát, kiểm nghiệm.

Riêng với phenol, thế giới đã có quy định ngưỡng dung nạp. Một số nghiên cứu của Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu cho thấy lượng phenol ăn vào hàng ngày của cơ thể người qua thực phẩm ở 0,18 mcg/kg thể trọng trên một ngày là an toàn.

Phenol là chất độc nhưng không phải cứ có mặt trong thực phẩm là gây độc mà chỉ khi ở liều lượng nhất định. Nó có thể được tìm thấy trong xúc xích, thịt gà rán, chè đen lên men… Nó cũng có tự nhiên trong thực phẩm, đặc biệt ở một số trái cây như cà chua, táo, lạc, chuối hàm lượng cao, thậm chí sữa.

Phenol có thể tan trong nước, bài tiết một phần qua da và nước tiểu nên ăn lượng nhỏ không quá đáng ngại. Nếu cẩn trọng, khi mua cá về bà nội trợ nên để rã đông tự nhiên, sau đó ngâm và rửa dưới nước sạch, nước ấm nhiều lần, nếu có nhiễm phenol sẽ tan ra. Nên vứt bỏ da, các mô xốp như ruột, mang cá vì những mô này dễ nhiễm độc.

Xyanua hay cyanide là tên gọi các hóa chất cực độc. Phần lớn lượng xyanua có trong nước đều xuất phát từ quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan sản xuất sắt và thép.

Huy Cường 

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top